Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sau khi lấy cao răng, men răng vẫn còn yếu và đang trong quá trình phục hồi, do đó việc chăm răng lúc này là điều vô cùng cần thiết. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để nắm rõ hơn những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng nhé:

1. Tầm quan trọng của lấy cao răng

1.1 Sự hình thành nên cao răng

Cao răng là những cặn cứng tồn tại trong khoang miệng. Chúng được lắng lại từ muối vô cơ và những cặn mềm là phần chất khoáng cùng mảnh vụn thức ăn trong miệng. Bên cạnh đó, cao răng cũng có thể bao gồm xác của tế bào biểu mô, sắt của huyết thanh và vi khuẩn. Những cao răng này sẽ bám chắc vào dưới bờ lợi hoặc ngay tại bề mặt răng.

Sau đây là quá trình hình thành nên cao răng. Khi ăn xong khoảng 15 phút, một lớp màng mỏng sẽ bám ở trên bề mặt răng. Phần màng này nếu không được vệ sinh thì sẽ là cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Theo thời gian, vi khuẩn tích tụ, dày lên sẽ tạo thành những mảng bám. Những mảng bám này chính là cao răng. Khi cao răng còn mềm ta có thể dễ dàng loại bỏ bằng các dụng cụ tại nhà. Ví dụ như bàn chải, chỉ nha khoa. Tuy nhiên, khi những lớp cao răng này đã cứng, bị vôi hóa, ta cần tới nha khoa để kiểm tra. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tiến hành loại bỏ.

1.2 Vì sao cần phải lấy cao răng?

Lấy cao răng tại nha khoa là điều cần thiết mỗi năm khoảng 2 lần. Điều này là bởi:

– Độc tố của vi khuẩn trong những mảng cao răng rất có hại. Chúng có thể gây viêm nhiễm. Chính những phản ứng viêm này sẽ có thể trở thành lý do gây tiêu xương hàm hoặc nhiều biến chứng khác. Thậm chí, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ lợi không bám chắc răng, lộ vùng xương răng. Xương răng không có sự bảo vệ của các tổ chức xung quanh sẽ bị tổn thương.

– Cao răng không thể được loại bỏ hoàn toàn bằng những phương pháp tại nhà. Lâu ngày, những mảng cao răng không được loại bỏ sẽ tích tụ, dẫn tới các bệnh lý. Điển hình như sâu răng, viêm lợi, … gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

– Trong cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn có tể gây kích ứng. Nướu răng có thể bị ảnh hưởng, dẫn tới các bệnh về nướu.

– Đặc biệt, nếu người bệnh để răng miệng bị ảnh hưởng bởi cao răng quá lâu có thể dẫn tới viêm nha chu. Bệnh này là do vi khuẩn gây nhiễm trùng. Viêm nha chu thường xuất hiện các túi ở vị trí giữa nướu và răng. Sự viêm nhiễm lâu ngày có thể khiến các xương và mô giữ răng bị hỏng.

2. Những lưu ý trước khi lấy cao răng

Hiện nay, việc lấy cao răng đang ngày càng phổ biến. Những công nghệ cao, máy móc hiện đại đem tới hiệu quả cao. Khi thực hiện, ta sẽ hạn chế được tình trạng xâm lấn mô nướu, tránh bị đau nhức, ê buốt rằng. Nhờ vậy, độ an toàn và cảm giác dễ chịu sẽ tăng cao hơn.

Do quy trình thực hiện khá đơn giản nên trước khi lấy cao răng không cần chuẩn bị gì nhiều. Tuy nhiên, chúng ta nên súc miệng trước khi làm để thao tác dễ dành hơn. Trong trường hợp, người bệnh cảm thấy sợ, nhạy cảm với dụng cụ, máy móc, bác sĩ có thể tiến hành tiêm thuốc tê.

Quá trình thực hiện lấy cao răng nhằm loại bỏ những mảng máng trên răng. Do đó, chúng sẽ không gây ảnh hưởng hay làm mòn men răng bên trong. Răng của người bệnh vẫn sẽ được đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn.

3. Những điều lưu ý sau khi lấy cao răng

nhung-dieu-can-luu-y-khi-lay-cao-rang-1

Sau khi lấy cao răng răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác động khác từ bên ngoài vì thế việc chú ý chăm sóc là điều vô cùng cần thiết

3.1 Những điều không nên làm

Sau khi lấy cao răng xong, men răng và nướu thường rất yếu. Thời điểm này, răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác động khác từ bên ngoài. Đó là lý do sau khi lấy cao răng, răng rất dễ bị ố vàng trở lại. Nhiều trường hợp, răng còn có cảm giác ê buốt. Để tránh gặp phải những tình huống như vậy, hãy lưu ý đến những gì không nên làm sau khi lấy cao răng như dưới đây:

– Tránh ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, làm tổn hại cho men răng.

– Không nên ăn các loại thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu, nhiều axit. Điển hình như các loại café, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, socola…

– Tuyệt đối không được hút thuốc lá vì răng lúc này càng dễ bị ám màu thuốc lá hơn bình thường, khiến răng dễ ố vàng.

lưu ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng xong, men răng và nướu thường rất yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn cũng như các tác động khác từ bên ngoài

– Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá mềm và dính. Những loại thức ăn này dễ bám vào răng, khó vệ sinh. Từ đó, các vi khuẩn và vụn thức ăn khác bám vào, tấn công và hình thành nên cao răng.

– Với phụ nữ, tránh để cho son môi hoặc các chất tạo màu khác dính vào răng

3.2 Những điều nên làm

– Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

– Đánh răng đúng cách: Bạn đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Ta tránh chải theo chiều ngang vì sẽ khiến men răng bị mài mòn và ngày càng yếu đi. Bên cạnh đó, bạn nên nhớ rằng không phải chải răng càng mạnh càng tốt. Điều này có thể làm mài mòn men răng đồng thời khiến nướu cũng bị tổn thương. Thậm chí, nướu răng có thể phải đối mặt với nguy cơ chảy máu. Tốt nhất, chỉ nên dùng lực vừa phải, khi chải răng nếu thấy đau thì nên giảm bớt xuống một chút.

lưu ý sau khi lấy cao răng

Khám và lấy cao răng định kỳ định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo cho răng luôn được khỏe mạnh và kịp thời xử lý những vấn đề mới bắt đầu

– Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa để làm sạch các thức ăn còn mắc trong kẽ răng.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch y tế chuyên dụng. Điều này để đảm bảo khoang miệng sạch sẽ hoàn toàn.

– Khám và lấy cao răng định kỳ định kỳ 6 tháng/lần. Thói quen này sẽ đảm bảo cho răng luôn được khỏe mạnh. Mọi nguy cơ, vấn đề sẽ được kịp thời xử lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital