Những điều cần biết về trám răng hàm bị sâu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Răng hàm bị sâu nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời thì sẽ dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và tinh thần của mọi người. Hàn trám là kỹ thuật thường được áp dụng để khắc phục tình trạng răng bị sâu, tổn thương không thể phục hồi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật trám răng hàm bị sâu ngay trong bài viết sau đây!

1. Răng hàm bị sâu do đâu?

Sâu răng là bệnh lý nha khoa phổ biến hàng đầu, chiếm tỷ lệ lên tới 60-70% trong số các bệnh lý thường gặp về răng miệng. Hầu như, ai cũng bị sâu răng ít nhất một lần trong đời. Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở trẻ em và những người không biết cách chăm sóc răng miệng.

Răng hàm nằm ở vị trí sâu bên trong cung hàm, đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính của toàn bộ răng. Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, mảng bám hình thành trên bề mặt và kẽ răng. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám sẽ trở thành cao răng, bám rất chắc trên mép lợi và kẽ hở giữa các răng. Đây là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển

Vi khuẩn có hại phát triển quá mức, tấn công làm tổn thương các mô răng hàm, gây ra tình trạng sâu răng hàm ở mọi người. Bệnh khiến mọi người thường xuyên cảm thấy đau nhức khó chịu, giảm khả năng ăn nhai. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng hàm có thể dẫn tới nhiễm trùng, tổn thương tủy răng và có nguy cơ mất răng.

Vi khuẩn có hại phát triển quá mức, gây ra tình trạng sâu răng hàm ở mọi người

Vi khuẩn có hại phát triển quá mức, gây ra tình trạng sâu răng hàm ở mọi người

2. Vì sao răng hàm bị sâu cần phải trám?

Hàn trám là kỹ thuật lấp đầy mô răng bị khuyết do sâu răng. Phương pháp này có tác dụng ức chế sự phát triển của sâu răng, ngăn ngừa viêm nhiễm ăn sâu tới ngà răng, tủy răng. Nhờ đó, răng có thể được khôi phục về chức năng và đảm bảo thẩm mỹ để mọi người có thể tự tin sinh hoạt, giao tiếp.

Đối với răng hàm bị sâu, hàn trám là phương pháp mang lại hiệu quả phục hình cao, ngăn ngừa nguy cơ sâu răng ăn vào tận tủy răng. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ răng lung lay, suy yếu và mất răng khi đã chết tủy.

Hàn trám có thể áp dụng cho các trường hợp sâu răng nhẹ, sâu răng trung bình. Các mô răng bị bệnh sẽ được loại bỏ và trám bổ sung một số chất liệu đặc biệt. Chất trám hoạt động tương tự như một lớp mặt nạ, bao kín mô răng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Về cơ bản, chất hàn trám răng thường an toàn và có độ bền cơ học cao, đảm bảo hoạt động ăn uống của hàm răng.

Không phải ai bị sâu răng hàm cũng có thể khắc phục bằng phương pháp hàn răng. Bác sĩ nha khoa cần thăm khám và tư vấn điều trị tùy theo mức độ sâu răng và phù hợp với chất trám. Những trường hợp cổ răng bị tổn thương, chân răng yếu, kích ứng với chất trám có thể sẽ phải phục hình bằng phương pháp khác.

Trám răng hàm bị sâu là kỹ thuật phục hình bằng việc trám các chất liệu đặc biệt vào vị trí bị khuyết trên răng

Trám răng hàm bị sâu là kỹ thuật phục hình bằng việc trám các chất liệu đặc biệt vào vị trí bị khuyết trên răng

3. Quy trình trám răng hàm bị sâu

– Thăm khám và tư vấn: Xác định tình trạng răng miệng để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn với tình trạng của từng người.

– Làm sạch lỗ sâu: Để loại bỏ hết các phần răng bị sâu, viêm nhiễm giúp đảm bảo an toàn cao nhất trong quá trình hàn trám và ngăn ngừa sâu răng tái phát trở lại.

– Tạo hình và gắn chất hàm: Tạo hình xoang trám phù hợp với hố sâu răng hàm và gắn chất trám để cố định, ngăn ngừa nguy cơ xê dịch, bung chất trám.

– Đánh bóng miếng trám: Làm tròn bề mặt, cạnh miếng trám tránh trầy xước nướu và giúp mọi người thỏa mái ăn nhai hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh lại răng miệng lần cuối để kết thúc quá trình hàn trám cho răng hàm bị sâu.

– Tái khám theo lịch hẹn: Để chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng và lấy cao răng, điều trị bệnh lý kịp thời ở những giai đoạn ban đầu.

Về cơ bản, quy trình hàn trám cho răng hàm bị sâu thường được thực hiện với các công đoạn kể trên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như hiệu quả phục hình, việc lựa chọn cơ sở y tế có uy tín cao là thực sự cần thiết. Bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và tư vấn điều trị hợp lý với tình trạng của từng người. Trang thiết bị hiện đại góp phần tối ưu thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị cho răng sâu.

Quy trình hàn trám cho răng thường được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại nha khoa

Quy trình hàn trám cho răng thường được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại nha khoa

4. Trám răng hàm bị sâu có đau không?

Hàn trám cho răng sâu là kỹ thuật tương đối phổ biến và được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực nha khoa hiện nay. Tuy nhiên rất nhiều người e ngại hàn răng có thể gây đau đớn, khó chịu. Trên thực tế, hàn trám cho răng không gây đau, không gây ê buốt hay chảy máu, khó chịu cho người bệnh nếu được thực hiện khoa học bởi bác sĩ có chuyên môn tại cơ sở nha khoa trang bị đầy đủ máy móc hiện đại.

Đồng thời, trước khi hàn trám, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ giúp mọi người luôn có cảm giác thoải mái và yên tâm nhất khi thực hiện. Nếu trong quá trình hàn trám, bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức thì cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Chăm sóc răng hàm sau khi trám

Một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho răng hàm sau khi hàn trám. Mọi người cần:

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoa học bằng kem đánh răng có chứa Flour và đánh răng đều đặn mỗi ngày từ 2-3 lần.

– Làm sạch kẽ răng hoặc những vị trí bàn chải khó tiếp cận bằng chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước.

– Luôn súc miệng kỹ lưỡng và làm sạch cả mặt lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây bệnh.

– Không nên ăn những thực phẩm quá dai cứng, thay vào đó, hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học bằng việc sử dụng thực phẩm tươi xanh, lành mạnh, mềm, dễ nhai.

– Từ bỏ các thói quen xấu như mút tay, cắn nắp chai, nghiến răng khi ngủ để không làm tổn thương bề mặt và men răng.

– Tới nha khoa để lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên, giúp bạn có thể chủ động chăm sóc và điều trị bệnh lý nha khoa kịp thời.

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp răng hàm trở nên chắc khỏe và có tuổi thọ cao hơn sau khi trám

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp răng hàm trở nên chắc khỏe và có tuổi thọ cao hơn sau khi trám

Trám răng hàm bị sâu càng sớm sẽ càng tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bệnh phát triển quá mức khiến răng bị tổn thương và gãy rụng. Bạn có nhu cầu hàn trám cho răng, hãy liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị với phác đồ phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital