Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất là ở các đốt C5, C6 hiện nay đang rất phổ biến, không chỉ ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi) mà nhiều người trẻ cũng gặp phải. Liệu thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thoái hoá đốt sống cổ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người bệnh. Bệnh gây đau nhức, tê bì chân tay, làm giảm khả năng vận động, có thể gây liệt khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
Cụ thể thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như sau:
1.1 Làm giảm tuần hoàn máu lên não
Gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm do thoái hóa gây chèn ép mạch máu lên não, khiến lưu lượng máu lên não gây thiếu hụt máu lên não khiến người bệnh hay bị đau đầu, chóng mặt.
1.2 Tê bì, yêu chi, mất cảm giác
Thoái hóa đốt sống cổ khiến tủy sống bị chèn ép, các dây thần kinh cũng bị chèn ép dẫn tới tê bì, yếu các chi và các khớp vai, lan dần xuống hai cánh tay, bàn tay, cử động khó khăn.
1.3 Rối loạn tiểu tiện, bại liệt
Nếu thoái hóa nặng, các dây thần kinh bị dồn nén và tủy sống bị chèn ép nặng nề có thể khiến não bộ chỉ huy sai gây rối loạn tiểu tiện, liệt một hoặc cả hai tay hoặc chân.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ như:
2.1 Xương phát triển quá mức
Khi xương phát triển quá mức có thể đè lên các vùng của cột sống như tủy sống, các dây thần kinh dẫn đến đau nhức.
2.2 Đĩa đệm cột sống bị tổn thương
Đĩa đệm cột sống bị mất nước khiến các đốt xương cọ xát vào nhau lâu ngày gây thoái hóa.
Đĩa đệm cột sống bị hư hại (rách, nứt) khiến cho lớp nhân bên trong bị rò rỉ, dịch chui ra và đè lên tủy sống và dây thần kinh.
2.3 Chấn thương cột sống
Ngã do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc trong sinh hoạt có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây tổn thương đĩa đệm và thoát vị.
2.4 Dây chẳng kém linh hoạt
Theo thời gian dây chằng bị thoái hóa hoặc do chấn thương không còn mềm dẻo như ban đầu, ảnh hưởng tới sức khỏe cột sống lâu dần gây thoái hóa.
2.5 Đặc thù nghề nghiệp
Do đặc thù một số công việc phải ngồi lâu giữ nguyên một tư thế cố định, mang vác đồ vật nặng như nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng, tài xế lái xe, người làm các công việc thường xuyên phải mang vác đồ vật nặng trên vai,… có thể gây thêm áp lực lên cột sống, dẫn tới hao mòn sớm và thoái hóa cột sống cổ.
Một số yếu tố cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ nhanh hơn như:
– Do di truyền (tiền sử gia đình có người bị thoái hóa đốt sống cổ sớm).
– Hút thuốc lá
– Thừa cân béo phì hoặc thiếu vận động.
3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng đáng kể. Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng và tăng dần mức độ hoặc khi có một tác động đột ngột nhất định các triệu chứng sẽ rõ rệt.
Triệu chứng phổ biến là:
– Đau nhức xung quanh xương bả vai, đau dọc theo cánh tay và ngón tay.
– Cổ bị cứng ngày một nghiêm trọng.
– Đau đầu chủ yếu là phần phía sau đầu.
– Ngứa ran hoặc tê nhức ở vai, cánh tay hoặc chân.
4. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
4.1 Kiểm tra lâm sàng thoái hóa đốt sống cổ
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ liên quan đến việc loại trừ các tình trạng tiềm ẩn khác điển hình như đau cơ xơ hóa. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán có thể được thực hiện bởi bác sĩ cơ xương khớp hoặc có sự phối hợp với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Quy trình thông thường bao gồm:
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng hiện có và thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản như: kiểm tra phản xạ, kiểm tra tình trạng yếu cơ và/hoặc mất cảm giác, kiểm tra phạm vi chuyển động của cổ… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể quan sát cách bạn đi lại để xác định xem dây thần kinh và tủy sống có đang chịu quá nhiều áp lực hay không.
4.2 Chẩn đoán hình ảnh thoái hóa đốt sống cổ
Nếu có nghi ngờ bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:
– Chụp X-quang được sử dụng để kiểm tra gai xương và các bất thường khác.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các đốt sống cổ.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) những hình ảnh được tạo ra từ bằng sóng vô tuyến và từ trường giúp bác sĩ xác định vị trí các dây thần kinh bị chèn ép.
– Điện cơ (EMG) được sử dụng để kiểm tra xem các dây thần kinh có hoạt động bình thường hay không khi gửi tín hiệu đến các cơ của bạn.
Nếu có biểu hiện nghi ngờ thoái hóa đốt sống cổ bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc bác sĩ Nội khoa để được khám, chẩn đoán đúng bệnh và có biện pháp can thiệp điều trị ngăn ngừa quá trình thoái hóa diễn ra nhanh và biến chứng nghiêm trọng.