Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ngày càng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nhận diện sớm những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày giúp bạn phòng ngừa và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những triệu chứng đặc trưng của bệnh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Menu xem nhanh:
1. Điểm mặt các dấu hiệu khi bạn bị trào ngược dạ dày
1.1. Ợ nóng – Một trong những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày phổ biến nhất
Ợ nóng là triệu chứng gần như là phổ biến nhất, đặc trưng với cảm giác này thường bắt đầu từ phía sau xương ức và có thể lan lên cổ họng. Nó xuất hiện khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Cảm giác nóng rát ở ngực thường xuất hiện sau khi ăn, nhất là khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau bữa ăn. Cơn đau và cảm giác nóng có thể tăng lên khi nằm xuống hoặc cúi gập người, điều này do áp lực lên dạ dày gia tăng, tạo điều kiện cho acid dễ dàng trào ngược lên thực quản.
1.2. Những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày: Ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi và ợ chua là hai dấu hiệu thường thấy ở người bị trào ngược dạ dày. Ợ hơi xảy ra khi lượng không khí bị nuốt vào cơ thể do ăn uống nhanh, uống đồ có ga, hoặc nhai kẹo cao su. Không khí này khi không được thoát ra ngoài bằng đường khác sẽ đi qua thực quản, gây ra tình trạng ợ hơi.
Trong khi đó, ợ chua lại liên quan trực tiếp đến việc acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Acid này không chỉ gây cảm giác chua trong miệng mà còn có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản nếu hiện tượng trào ngược diễn ra thường xuyên. Điều này có thể gây viêm loét thực quản nếu không được điều trị kịp thời.
1.3. Đau ngực
Đau ngực do trào ngược dạ dày thường là dấu hiệu gây lo ngại vì dễ nhầm lẫn với các vấn đề tim mạch. Cơn đau thường xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc khi nằm xuống. Đây là cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, có thể lan từ giữa ngực đến cổ họng hoặc cánh tay. Tuy nhiên, đau ngực do trào ngược thường không liên quan đến các hoạt động thể lực và thường giảm bớt khi sử dụng thuốc ức chế acid hoặc sau khi đứng lên, ngồi thẳng.
Để phân biệt, đau ngực do bệnh tim mạch thường xuất hiện trong các hoạt động thể chất như tập thể dục và có xu hướng nặng hơn theo thời gian. Còn đau ngực do trào ngược dạ dày có liên quan đến thời gian và tình trạng sau ăn uống, đặc biệt là sau khi ăn nhiều hoặc nằm ngay sau bữa ăn.
1.4. Khó nuốt (Dysphagia)
Khó nuốt là một dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh trào ngược dạ dày đã phát triển lâu ngày. Acid dạ dày khi trào ngược lên thực quản có thể gây viêm loét và dẫn đến hẹp thực quản, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Người bệnh có cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt ở ngực hoặc cổ họng, gây khó chịu và lo lắng.
Khó nuốt còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, chẳng hạn như gây sẹo thực quản hoặc phát triển thành barrett thực quản, một tình trạng tiền ung thư.
1.5. Ho khan và khàn giọng
Ho khan mãn tính là một triệu chứng ít được chú ý nhưng rất phổ biến ở những người bị trào ngược dạ dày. Khi acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, nó có thể kích thích đường hô hấp trên, gây ra ho khan. Ho thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi nằm xuống, vì khi đó acid dễ dàng di chuyển lên thực quản hơn.
Bên cạnh đó, acid dạ dày còn có thể làm tổn thương dây thanh âm, gây khàn giọng hoặc đau họng mãn tính. Khàn giọng thường không đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh hay viêm họng thông thường, và thường diễn ra dai dẳng mà không có nguyên nhân rõ ràng.
1.6. Những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày: Hơi thở hôi
Hơi thở hôi cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân chính là do acid và thức ăn chưa tiêu hóa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và miệng. Bên cạnh đó, vi khuẩn trong dạ dày cũng góp phần tạo ra mùi khó chịu trong hơi thở của người bệnh.
Hơi thở hôi không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của người bệnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tiêu hóa và dạ dày không ổn định.
1.7. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn sau khi ăn quá no, ăn đồ ăn có tính acid cao hoặc nằm ngay sau bữa ăn. Tình trạng này có thể đi kèm với cảm giác khó chịu trong dạ dày và đôi khi dẫn đến nôn.
Nôn không chỉ gây mất nước mà còn gây tổn thương thực quản do sự tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày. Nếu không được kiểm soát, tình trạng nôn kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, loét dạ dày và thậm chí gây suy dinh dưỡng.
1.8. Cảm giác nghẹn ở cổ họng
Cảm giác nghẹn ở cổ họng là một triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh thường mô tả cảm giác như có một khối u hoặc vật cản trong cổ họng, dù không có gì thực sự tồn tại. Điều này là do sự kích thích từ acid dạ dày lên niêm mạc họng và thanh quản, gây ra cảm giác khó chịu, nghẹn ứ.
Triệu chứng này thường xảy ra khi nằm xuống hoặc sau bữa ăn, và có thể đi kèm với khàn giọng, ho khan và đau họng.
1.9. Tiết nước bọt nhiều
Khi acid trào ngược lên thực quản và miệng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường. Tiết nước bọt nhiều là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm bớt sự kích ứng của acid và giúp làm sạch thực quản. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị trào ngược: Bạn đã biết?
2.1. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày thực quản đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán hiện đại giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguyên nhân chính xác. Trong đó, đo pH thực quản 24 giờ là phương pháp đo chính xác mức độ acid trào ngược, xác định tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Bên cạnh đó, đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM cũng được sử dụng để đánh giá hoạt động của cơ thắt thực quản và nhu động thực quản. Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến việc nuốt hoặc co thắt thực quản không đều. Điều này cũng giúp ích cho việc chẩn đoán và loại trừ các bệnh lý có chung biểu hiện với trào ngược.
Hiện tại, Thu Cúc TCI là một trong số ít các đơn vị có áp dụng cả hai kỹ thuật này trong chẩn đoán chính xác trào ngược dạ dày.
2.2. Điều trị
Về điều trị, trào ngược dạ dày có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Các thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng acid là những phương pháp phổ biến giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nhằm cải thiện cơ thắt thực quản dưới, ngăn chặn tình trạng trào ngược acid.
Đối với những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, việc kết hợp chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp kiểm soát hiệu quả, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.