Viêm xoang là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến ở nước ta, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh dễ diễn tiến sang giai đoạn mạn tính và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa bệnh xoang là gì?
Menu xem nhanh:
1. Bệnh xoang là bệnh gì?
Viêm xoang là tình trạng một hoặc nhiều xoang bị tổn thương và tắc nghẽn do bị tổn thương. Viêm xoang được chia làm 2 cấp độ: Cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 4 tuần còn nếu thời gian bệnh kéo dài khoảng hơn 3 tháng thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn viêm xoang mạn tính.
2. Nguyên nhân bệnh xoang hình thành
Bệnh lý này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Vi khuẩn, virus hay nấm men tấn công.
– Có bệnh nền dị ứng với dị nguyên lạ.
– Khoang mũi có cấu trúc dị thường.
– Có polyp mũi.
– Tiếp xúc nhiều với không khí lạnh.
– Chưa vệ sinh vùng tai mũi họng sạch sẽ và đúng cách.
– Sức đề kháng của cơ thể không tốt hoặc mắc những bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch.
– Môi trường làm việc khói bụi và có chất độc hại.
3. Triệu chứng của bệnh xoang
3.1 Viêm xoang cấp tính
– Có biểu hiện sốt và cơ thể mệt mỏi.
– Vùng mặt tương ứng với vùng xoang bị đau nhức.
– Chảy nước mũi, ngày càng đặc và có màu vàng hoặc xanh.
– Nghẹt mũi một hoặc hai bên.
– Ngửi kém và có trường hợp mất khả năng ngửi.
– Tai bị ù.
3.2 Viêm xoang mạn tính
Theo bác sĩ, viêm xoang mạn tính có những triệu chứng khá tương đồng viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, để chẩn đoán xem người bệnh có đang ở giai đoạn mạn tính không, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng điển hình như:
– Dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi nên đã chảy ngược thông qua mũi hoặc vùng họng.
– Có cảm giác khó thở, đặc biệt là khi ngủ.
– Mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn.
– Vị giác và khứu giác có vấn đề và suy giảm chức năng.
– Các vùng trán, má, mũi bị sưng phù và có cảm giác nặng mặt.
4. Cách chữa bệnh xoang
4.1 Cách chữa bệnh xoang cấp tính
Sau khi thăm khám và xác định tình trạng viêm xoang của bệnh nhân ở mức độ cấp tính, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như: thuốc giúp súc rửa mũi để làm sạch, thuốc thông mũi, điều trị tình trạng nghẹt mũi, thuốc dùng để kháng sinh, giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng để giảm triệu chứng cũng như cải thiện được tình trạng bệnh.
4.2 Cách chữa bệnh xoang mạn tính
– Trước tiên, khi bệnh được xác định đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, bác sĩ vẫn có thể chỉ định điều trị bằng thuốc nếu niêm mạc xoang của người bệnh chưa bị thoái hoá nhiều, lỗ thông xoang chưa bít tắc.
– Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay chính là mổ nội soi mũi xoang. Khi thực hiện mổ nội soi mũi xoang, căn cứ vào nguyên nhân gây ra viêm xoang, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật như nạo VA, dẫn lưu dịch tiết, cắt polyp mũi…..
– Hiện nay, tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang áp dụng phương pháp mổ nội soi mũi xoang tân tiến với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị phẫu thuật nội soi Karl Storz (Đức). Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như:
+ Được nghiên cứu và sản xuất tại Đức – một trong những quốc gia đứng trong top đầu về y khoa trên thế giới.
+ Màn hình sắc nét full HD 27 inch giúp bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và thực hiện phẫu thuật.
+ Loại bỏ được ổ viêm nhiễm đồng thời vẫn bảo tồn được tối đa phần niêm mạc lành.
+ Chứng nhận an toàn và lành tính đối với mọi đối tượng.
+ Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và sớm trở lại công việc.
Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “cách chữa bệnh xoang“. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh xoang, bạn có thể liên hệ để nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ ở các bệnh viện lớn.