Quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một vấn đề quan trọng cần được gia đình và xã hội để tâm. Trẻ em khi có vấn đề về sức khỏe thường có những dấu hiệu không rõ ràng, triệu chứng bệnh đa dạng dễ gây nhầm lẫn. Cha mẹ cần quan sát trẻ để phát hiện những dấu hiệu của một số bệnh lý cần đưa trẻ đi khám sớm nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Những vấn đề sức khỏe mà trẻ nhỏ rất thường gặp là gì?
Những trẻ dưới 3 tuổi thường hay gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Đấy chính là nguyên nhân nhiều loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ. Cha mẹ có con nhỏ ở lứa tuổi này nên chú ý quan sát những biểu hiện bệnh của trẻ để kịp thời đưa trẻ đi khám sớm nhằm phát hiện sớm những bệnh lý có thể có.
Những trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi thường mắc những bệnh lý cần đưa trẻ đi khám sớm sau đây:
– Viêm tai: bao gồm viêm tai giữa, viêm tai ngoài là bệnh khá thường thấy ở trẻ nhỏ. Sau khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở vòi nhĩ, ống thính giác sẽ làm cho vị trí này bị viêm nhiễm, gây ra bệnh viêm tai giữa, viêm tai ngoài hoặc viêm ống tai. Bệnh lý này khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức ở tai nên thường xuyên quấy khóc. Việc ăn uống của trẻ cũng bị ảnh hưởng nhiều khi trẻ thường chán ăn dẫn đến bỏ ăn. Khi thấy trẻ hay kéo tai hoặc khóc mỗi khi bị chạm tai thì cha mẹ nên nghĩ ngay đến tình huống con bị các bệnh liên quan đến viêm tai.
– Viêm đường hô hấp nhất là viêm phế quản phổi. Nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ là những loại virus hợp bào có tốc độ phát triển tương đối nhanh và khả năng gây hại cho đường hô hấp của trẻ. Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường là ho, sốt, khó thở,…rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của các bệnh khác. Nếu không được phát hiện sớm và kịp thời thì bệnh có thể tiến triển khá nhanh và gây nguy hại cho tính mạng của trẻ.
– Bệnh chân tay miệng cũng là một trong số những bệnh lý mà trẻ thường mắc phải. Bệnh có nguyên nhân là một loại virus có tên là Coxsackie A16 và thường bùng phát mạnh và mùa hè. Những biểu hiện khi nhiễm bệnh của trẻ là sốt cao, xuất hiện nhiều mụn nước ở những vị trí như xung quanh miệng, bàn chân tay, khuỷu chân tay. Bệnh không quá nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt nhưng nếu không biết chăm sóc trẻ, bệnh có thể có biến chứng nguy hiểm, nhất là những biến chứng về thần kinh.
– Bên cạnh những bệnh trên, các phụ huynh còn cần cảnh giác với những bệnh dịch thường bùng phát hàng năm như: cúm mùa, sởi, thủy đậu, rota,…. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ, cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ nhất là trong những năm đầu đời.
2. Dấu hiệu cảnh báo nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ Nhi sớm
Thông thường, những dấu hiệu bệnh của trẻ nhỏ khá giống nhau nên cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xác định tình hình bệnh lý mà trẻ có thể đang mắc phải. Khi đó, việc cha mẹ cần làm là đưa con đến bác sĩ Nhi để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án trị bệnh sớm nhất.
2.1. Bệnh lý cần đưa trẻ đi khám mà cha mẹ nào cũng nên để ý
Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sức khỏe sớm:
– Biểu hiện đầu tiên của đa phần trẻ nhỏ mỗi khi mắc bệnh đó là quấy khóc, cáu kỉnh hơn bình thường, Mệt mỏi, dấm dứt trong người khiến cho trẻ không thể biểu đạt ra bên ngoài và cũng không biết cách để xoa dịu cơn khó chịu. Cách duy nhất để trẻ có thể nói cho cha mẹ biết hoặc để giải tỏa cảm xúc của mình đó là khóc và quấy. Cha mẹ cần quan sát con, nếu trẻ vốn là những em bé ngoan, sinh hoạt nề nếp mà bỗng một ngày trẻ hay khóc, bỏ ăn, bỏ ngủ hoặc có những bất thường trong lịch sinh hoạt thì có thể trẻ đang cảm thấy mệt mỏi. Tiếng khóc của trẻ cũng là một dấu hiệu mà cha mẹ có thể nắm bắt để xem liệu con mình có đang bị bệnh. Tiếng khóc yếu ớt, hụt hơi cho thấy tình hình hô hấp của trẻ có thể đang gặp vấn đề, tiếng khóc gắt, khóc từng cơn có thể cho thấy trẻ đang bị đau ở một bộ phận nào đó như bụng hoặc đầu… Phụ huynh cần theo dõi, quan sát con để có thể nhận ra những bất thường trong sức khỏe của trẻ.
Vàng da bệnh lý: xuất hiện trong vòng 36 giờ sau sinh, trẻ có các biểu hiện vàng da, da có màu sẫm ở mặt, toàn thân kèm theo trẻ bú kém. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiễm trùng sơ sinh, bất đồng nhóm máu mẹ – con, thiếu hụt men G6PD (Gluco-6phosphat dehydrogenase) bẩm sinh. Nhất thiết phải cho trẻ đi khám bệnh viện nhi ngay.
Sốt: sốt thực chất là cách phản ứng của cơ thể với một dạng bệnh nào đó, thường là do nhiễm trùng hoặc do phản ứng của tình trạng sau tiêm ngừa, hoặc do thiếu nước. Nếu trẻ sốt ở 38 – 39 độ C cần theo dõi thêm các triệu chứng khác kèm theo như trẻ bỏ bú, ho, thở khò khè, quấy khóc… Cần giúp trẻ hạ sốt bằng cách lau mát, cho trẻ uống nhiều nước và đưa trẻ đi khám kịp thời.
Nhiễm trùng hô hấp: Đây là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do virus hoặc do vi trùng gây ra, với những triệu chứng thường gặp như chảy nước mũi, sốt và bỏ bú trong một vài ngày, có thể ho kéo dài 2 – 3 tuần. Khi thấy trẻ có những triệu chứng này cần cho trẻ đi khám ngay.
2.2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị bệnh
Một số bệnh thông dụng với những biểu hiện mà cha mẹ có thể quan sát thấy như sau:
– Bệnh hô hấp:
+ Khó thở: trẻ có nhịp thở nhanh hơn so với bình thường cùng các biểu hiện như lồng ngực lõm vào mỗi khi hít thở, mũi phập phồng,…
+ Thở rít, thở khò khè đối với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi.
+ Da tím tái, môi hoặc đầu ngón tay chân cũng có dấu hiệu đổi màu
+ Ngừng thở hoặc có dấu hiệu rối loạn nhịp thở. Những biểu hiện này có thể nhận thấy được khi quan sát ở bụng trẻ.
– Bệnh tuần hoàn:
+ Trẻ xanh xao do thiếu máu hoặc bị chảy nhiều máu do bị chấn thương.
+ Trẻ bị chảy máu nhưng không cầm được máu
+ Trẻ bị đi ngoài, nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, biểu hiện ở việc trẻ bị khát nước, đòi uống nước liên tục hoặc li bì hôn mê
+ Nặng nhất là trẻ bị tim ngừng đập, tím tái cơ thể
– Về thần kinh
+ Co giật
+ Hôn mê
+ Li bì, mất nhận thức
+ Không có phản ứng khi nghe người khác gọi
+ Hay giật mình, tinh thần hoảng loạn
Trên đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị những vấn đề về sức khỏe. Cha mẹ cần lưu ý quan sát con để có thể đưa trẻ đi khám và xử trí kịp thời.