Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý tiêu hóa có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể phát triển thành dịch nếu không được xử trí kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây nhiễm trùng ruột
Nhiễm trùng đường ruột có nhiều nguyên nhân gây ra:
- Trẻ em hay người cao tuổi là hai đối tượng dễ mắc phải nhất do hệ miễn dịch của những đối tượng này thường yếu hơn so với những người trưởng thành.
- Người bị cắt đi một phần của dạ dày, nhóm người suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lý như ung thư gan, xơ gan…
- Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc chưa nấu chín chứa khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa.
- Thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tụ cầu bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ cao tuy nhiên các độc tố của chúng rất dễ ngấm vào thực phẩm, dẫn đến tiêu chảy.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn clostridium. Các vi khuẩn này sống trong môi trường không có oxy, xuất hiện nhiều ở đồ hộp chế biến sẵn. Độc tố vi khuẩn này không chỉ gây tiêu chảy mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như liệt cơ.
- Các loại rau sống rất dễ nhiễm khuẩn E.coli và giun sán. Bên cạnh đó, Thế giới cũng ghi nhận bệnh do vi khuẩn listeria dù tương đối hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu chẳng hạn như phụ nữ có thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), trẻ sơ sinh
- Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, thực phẩm bị côn trùng xâm nhập, nguồn nước dùng không đảm bảo.
Chế độ ăn uống nhiễm trùng đường ruột như thế nào?
Người nhiễm trùng đường ruột cần lưu ý những điều sau:
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
– Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị người bệnh
– Ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
– Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm chẳng hạn như: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
– Bổ sung nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải (oresol pha đúng cách).
– Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được mẹ có thể vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
Những loại thực phẩm nên dùng khi mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…
Những thực phẩm cần tránh đó là các thức ăn thô nhiều chất xơ chẳng hạn: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cầnmăng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.