Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn non yếu nên rất dễ bị đi ngoài. Nếu bố mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với cha mẹ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài để chăm sóc con tốt hơn.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Theo thống kê của các chuyên gia, có đến 30% trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mắc phải những hiện tượng như đi ngoài, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Cụ thể là:
1.1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thiếu lactose
Nguyên nhân thiếu lactose ở trẻ 1 tháng tuổi có thể là do bẩm sinh, thường xảy ra ở những bé có khả năng dung nạp lactose kém. Trong giai đoạn ban đầu, trẻ sơ sinh thường có triệu chứng đi ngoài vì cơ thể không tiêu hóa được lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.
1.2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh đi ngoài, nhất là virus Rota. Đáng chú ý là loại virus này có khả năng gây ra bệnh viêm ruột, viêm dạ dày và một số căn bệnh nhiễm trùng khác.
Bên cạnh đó, một số trẻ không thể thích nghi được với sữa công thức do mắc phải bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, ợ hơi,… cũng sẽ bị đi ngoài. Hơn nữa, những trẻ sơ sinh phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng có nguy cơ gặp phải bệnh loạn khuẩn đường ruột, dẫn tới hiện tượng đi ngoài nhiều hơn bình thường.
2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài bố mẹ phải làm sao?
Ngay khi thấy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có dấu hiệu bị đi ngoài, bố mẹ không nên quá lo lắng mà phải thực hiện tốt những điều sau đây:
2.1. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Các mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để hạn chế tối đa hiện tượng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Kể cả trong trường hợp trẻ thiếu lactose thì mẹ cũng nên cho con bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể có lợi cho hệ miễn dịch của bé.
Nếu ít sữa, mẹ nên cho con bú nhiều lần để bé đủ no và việc làm này cũng giúp mẹ tự điều chỉnh để lượng sữa ra mỗi ngày nhiều hơn. Nếu mẹ không có sữa và phải cho con uống sữa công thức thì phải tìm hiểu thật kỹ thành phần, hàm lượng sữa cũng như cách pha trước khi cho trẻ uống. Tốt nhất, bố mẹ nên cho con uống từ từ để cơ thể của trẻ làm quen cũng như thích nghi dần với loại thức ăn mới.
2.2. Massage bụng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Bố mẹ nên thực hiện các động tác massage bụng cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài hàng ngày. Bởi vì việc làm này sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và cải thiện tình trạng đi ngoài, khó tiêu,… Theo các chuyên gia, massage cũng rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Vì vậy, sau khi trẻ bú mẹ khoảng 30 phút, bố mẹ hãy sử dụng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ. Động tác này sẽ giúp hơi trong bụng của con thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng vùng sống lưng, các ngón chân, ngón tay để máu trong cơ thể trẻ lưu thông tốt hơn. Đồng thời giúp làm giảm triệu chứng đau bụng và giúp con ngủ sâu, ngon giấc hơn.
2.3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ
Một số loại thức ăn mẹ ăn khi cho con bú cũng góp phần gây ra hiện tượng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Bởi vì trong khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt nên dễ nhạy cảm với những loại thực phẩm hấp thụ qua đường sữa của mẹ.
Do đó, mẹ nên hạn chế ăn quýt, cam, bông cải xanh, cà chua, cải bắp, súp lơ, giá đỗ, các chế phẩm từ đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mục đích là để giảm đi phần nào lượng khí sinh ra trong bụng của trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải:
– Cho con bú nhiều cữ hơn để bù vào lượng nước đã mất và uống thêm từ 50 – 100ml nước Oresol sau mỗi lần trẻ sơ sinh bị đi ngoài.
– Mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã để ngăn ngừa lây lan các vi khuẩn trong nhà.
– Nếu cho con uống sữa công thức, mẹ nên tham khảo những thức uống đặc biệt chứa chất điện phân.
– Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chữa bệnh đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Thay tã bỉm cho con thường xuyên và không được để trẻ mặc tã ẩm ướt quá lâu vì sẽ khiến bé bị hăm và nhiễm trùng da.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp cho bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi con có dấu hiệu đi ngoài vì nếu để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.