Co giật động kinh là tình trạng co giật không kiểm soát do sự rối loạn hoạt động điện trong não bộ. Co giật do động kinh này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần và những rối loạn trong cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị co giật liên quan đến động kinh hiệu quả trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng co giật động kinh
Co giật là một triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh. Khi cơn co giật xảy ra, người bệnh đang sinh hoạt bình thường bỗng nhiên ngã xuống, mất ý thức, mắt trợn ngược, cơ thể cứng đờ, sau đó bắt đầu co giật toàn thân. Trong cơn co giật, người bệnh có thể thở yếu hoặc ngừng thở, môi tím tái. Sau khoảng 2-4 phút, các cơn co giật giảm dần và dừng hẳn. Người bệnh sẽ dần hồi phục nhịp thở bình thường và tỉnh lại.
Một số trường hợp người bệnh chỉ xuất hiện co giật ở một vùng cơ thể như tay, chân hoặc mặt, gọi là cơn co giật cục bộ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ xảy ra cơn co giật toàn thân.
Co giật do động kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể xác định được, nhưng đôi khi bệnh xuất hiện mà không rõ lý do cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh co giật động kinh:
1.1. Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh động kinh. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, nguy cơ bị động kinh ở thế hệ sau sẽ cao hơn so với người không có tiền sử gia đình bị bệnh này. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp co giật liên quan đến động kinh đều do di truyền, nhưng gene có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
1.2. Chấn thương não gây co giật động kinh
Chấn thương não do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va đập mạnh vào đầu hoặc tổn thương do phẫu thuật có thể dẫn đến co giật động kinh. Những chấn thương này có thể làm thay đổi cấu trúc của não bộ, gây ra các tín hiệu điện bất thường, từ đó kích hoạt các cơn co giật.

Co giật là một triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh động kinh do sự rối loạn hoạt động điện của não bộ.
1.3. Tai biến mạch máu não
Những người từng bị tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh. Nguyên nhân là do sau tai biến, não bộ có thể bị tổn thương vĩnh viễn, gây ra sự bất ổn trong hoạt động điện của các tế bào thần kinh, từ đó hình thành các cơn co giật.
1.4. Nhiễm trùng hoặc các tổn thương hệ thần kinh trung ương khác
Một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não hoặc áp-xe não có thể gây tổn thương não bộ, làm tăng nguy cơ mắc động kinh. Những bệnh lý này có thể để lại di chứng lâu dài và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương.
1.5. Rối loạn chuyển hóa
Các rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, rối loạn điện giải, thiếu hụt canxi hoặc natri cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến co giật động kinh. Những rối loạn này làm gián đoạn hoạt động bình thường của não bộ, gây ra các cơn co giật không kiểm soát.

Khi thấy người xung quanh có biểu hiện co giật, nên đặt người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, kê gối mềm, nới lo lỏng quần áo.
2. Cách xử trí khi thấy người bị co giật do động kinh
Khi thấy người thân hay người xung quanh lên cơn co giật, bạn nên:
– Đặt người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, lau sạch nước bọt, chất nôn (nếu có).
– Giữ khoảng cách an toàn bằng cách yêu cầu mọi người xung quanh lùi ra để tạo không gian thoáng khí.
– Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong cơn co giật bằng cách di chuyển các vật dụng có thể gây chấn thương như bàn ghế, đồ sắc nhọn.
– Kê một chiếc gối mềm, mỏng dưới đầu bệnh nhân để tránh va đập.
– Nới lỏng cổ áo, thắt lưng, khăn quàng cổ… để giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
– Theo dõi cơn co giật, ghi lại thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để đánh giá tình trạng bệnh.
Ngoài ra không di chuyển bệnh nhân, đè hoặc giữ tay, chân hay cho bất cứ vật gì vào miệng bệnh nhân lúc đang co giật. Thông thường các cơn co giật sẽ hết sau 2 – 4 phút. Khi đã ổn định trơ lại, nên đưa người bệnh đi khám chuyên khoa thần kinh để được điều trị nhằm kiểm soát, phòng ngừa tái phát.
Những trường hợp cần đưa người bệnh đi cấp cứu:
– Bệnh nhân đã hết co giật nhưng vẫn chưa tỉnh táo trở lại.
– Bệnh nhân có biểu hiện khó thở, lên một cơn động kinh khác.
– Người bệnh đang mang thai hoặc có tiền sử đái tháo đường.
3. Phương pháp chuyên sâu điều trị động kinh
Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp kiểm soát và điều trị co giật động kinh, giúp người bệnh có cuộc sống ổn định hơn bao gồm:
2.1. Điều trị co giật động kinh bằng thuốc
Thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất, giúp kiểm soát các cơn co giật bằng cách điều chỉnh hoạt động điện trong não bộ. Một số loại thuốc điều trị động kinh thường được sử dụng bao gồm:
– Nhóm thuốc ức chế kênh natri: Giúp làm ổn định màng tế bào thần kinh.
– Nhóm thuốc điều hòa kênh canxi: Hỗ trợ kiểm soát hoạt động bất thường của các tế bào thần kinh.
– Nhóm thuốc tác động lên chất dẫn truyền thần kinh GABA: Giúp giảm kích thích thần kinh quá mức.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ.

Đo điện não đồ là một trong những phương pháp chẩn đoán động kinh được ứng dụng tại TCI.
2.2. Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc hoặc có tổn thương não khu trú gây co giật động kinh, phẫu thuật có thể được xem xét nhằm loại bỏ vùng não tổn thương gây ra co giật, điều chỉnh hoạt động điện trong não bộ, ngăn chặn sự lan truyền của xung điện bất thường giữa hai bán cầu não. Phẫu thuật động kinh là một phương pháp can thiệp hiệu quả nhưng cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
2.3. Chế độ ăn ketogenic
Chế độ ăn ketogenic là một phương pháp ăn kiêng đặc biệt, giàu chất béo, ít carbohydrate và protein vừa đủ. Chế độ ăn này giúp cơ thể sản sinh ketone, cung cấp năng lượng thay thế cho não bộ, từ đó giúp giảm tần suất các cơn co giật.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em bị động kinh không đáp ứng tốt với thuốc. Tuy nhiên, chế độ ăn ketogenic cần được theo dõi bởi bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng hợp lý.
2.4. Phương pháp kích thích hoạt động của dây thần kinh phế vị
Kích thích dây thần kinh phế vị là một phương pháp điều trị bằng cách cấy một thiết bị nhỏ vào cơ thể. Thiết bị này sẽ phát ra xung điện nhẹ kích thích dây thần kinh phế vị, giúp kiểm soát các cơn co giật. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc và không thể phẫu thuật.
2.5. Kích thích não sâu
Kích thích não sâu là một phương pháp mới, sử dụng các điện cực cấy vào một số vùng não để điều chỉnh hoạt động thần kinh bất thường. Phương pháp này mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát cơn động kinh, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là cơ sở y tế hàng đầu trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về não, thần kinh, bao gồm co giật động kinh. Những phương pháp chẩn đoán hiện đại như chụp cộng hưởng từ (MRI), điện não đồ (EEG) và các xét nghiệm chuyên sâu khác giúp phát hiện những tổn thương não bộ tiềm ẩn, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia Nội thần kinh hàng đầu, giàu kinh nghiệm của Thu Cúc TCI với phác đồ tối ưu đã giúp kiểm soát nhiều ca bệnh phức tạp.
Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc chống động kinh phù hợp, điều chỉnh lối sống và hỗ trợ tâm lý được tư vấn phù hợp dựa vào tình trạng bệnh thực tế, giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng động kinh và nâng cao chất lượng cuộc sống.