Tình trạng đau nửa đầu bên trái kéo dài trong nhiều giờ với nhiều mức độ khác nhau khiến người bệnh rơi vào tình trạng chóng mặt, buồn nôn, thị lực suy giảm. Về lâu dài, sức khỏe của người bệnh sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Menu xem nhanh:
1.Đau nửa đầu bên trái diễn ra thế nào?
Tình trạng đau nửa đầu bên trái xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về nội sọ, hệ thần kinh. Đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo cơ thể bị rối loạn vận mạch thần kinh mạch máu não.
Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể xuất hiện cơn đau âm ỉ, đau buốt ở một vị trí nhất định bên trái đầu. Tần suất có thể vài lần trong 1 tuần, 1 tháng hoặc kéo dài hơn và vào một thời điểm nào đó trong ngày như buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối. Các biểu hiện cụ thể như sau:
– Buồn nôn và nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng
– Đau buốt, tê nhức một bên đầu
– Cơn đau tập trung chủ yếu ở phần hốc mắt trái, khu vực quanh thái dương, có thể kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày… phụ thuộc thể trạng người bệnh.
Đây là chứng bệnh phổ biến, gặp ở 12-28% dân số và là một trong số nguyên nhân gây tàn tật. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
2. Đâu là nguyên nhân gây bệnh?
Ai cũng có thể mắc phải tình trạng đau nửa đầu. Có rất nhiều tác nhân khiến người bệnh mắc phải hội chứng này, bao gồm:
2.1. Các vấn đề bên trong cơ thể gây đau nửa đầu bên trái
Những tác nhân trong cơ thể gây nên tình trạng bệnh gồm có:
– Các mạch máu ở não bị co giãn thất thường.
Não bộ là trung tâm điều khiến của hệ thần kinh với hệ thống dây thần kinh phức tạp. Khi hệ thống này gặp trục trặc, mạch máu não ở nửa đầu bên trái cũng bị co giãn, tạo nên những cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ.
– Thay đổi nội tiết ở nữ giới:
Theo các bác sĩ, tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng này cao gấp 3 lần ở nam giới. Lý do xuất phát từ việc cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố trước chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và thời kỳ tiền mãn kinh.
– Do thiếu máu não:
Trong trường hợp não bộ không được cung cấp đầy đủ oxi cũng như lượng máu cần thiết để “làm việc”, dẫn đến các cơ quan thân kinh bị tê liệt.
– Di truyền:
Có yếu tố quan trọng, quyết định thành viên trong gia đình có mắc phải hội chứng này hay không. Theo thống kê, gần 70% người mắc chứng đau nửa đầu ở bên trái có bố/mẹ bị căn bệnh này.
2.2. Môi trường bên ngoài dẫn đến đau nửa đầu bên trái
Môi trường sống, làm việc cũng có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh. Phải kể đến như:
– Căng thẳng, stresss cũng là nguyên nhân phổ biến, chiếm đến 42% lý do người bệnh trên toàn thế giới gặp phải. So với đau nửa đầu Migraine, triệu chứng của bệnh thường ít nghiêm trọng hơn.
– Lối sống sinh hoạt hàng ngày: Những người ăn uống thất thường, hay bỏ bữa, người sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia. Việc bỏ bữa hay uống rượu bia không chỉ tăng nguy cơ mà còn là tác nhân gây đau đầu.
– Thiếu ngủ: Ít ngủ, ngủ chập chờn cũng khiến nhiều người gặp phải tình trạng này.
– Chấn thương: Tai nạn, tai nạn giao thông, sự cố xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là lý do gây ra bệnh.
– Thực phẩm, thuốc thang: Những thực phẩm tiêu thụ hàng ngày như cà phê, bia rượu hay thuốc tránh thai… Với người lạm dụng thuốc, tình trạng bệnh sẽ diễn ra vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.
2.3. Những vấn đề sức khỏe khác gây đau đầu bên trái
Một số ít trường hợp, đau đầu phía bên trái là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như:
– Phình động mạch não:
Là lúc một điểm nào đó trong mạch máu não bị yếu và vỡ, khiến người bệnh bị đau đột ngột, cảm giác như bị sét đánh. Khi đó, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ bị liệt một bên cơ thể.
– Viêm động mạch thái dương:
Tình trạng này xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch. Khi đó, hệ miễn dịch tự tấn công và làm tổn thương mạch máu ở phần não bộ. Trong trường hợp này, người bệnh bị đau đầu dữ dội trong thời gian ngắn và sau đó sẽ đột ngột mất thị lực.
Nếu không điều trị đúng hướng và kịp thời, người bệnh có thể mất thị lực vĩnh viễn.
3. Nhận biết các biểu hiện sau để thăm khám sớm
Việc xác định được nguyên nhân không chỉ giúp làm giảm nhanh chứng đau nửa đầu bên trái mà còn hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Do đó, khi xuất hiện một trong những vấn đề dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám cũng như chữa trị kịp thời:
– Bị đau đầu sau chấn thương
– Đầu đau như búa bổ, sốt liên tục, cơ thể đổ mồ hôi, thị lực giảm dần.
– Xuất hiện cơn đau ở người bệnh trên 50 tuổi
4. Phòng ngừa và điều trị đau nửa đầu ở bên trái
Để giảm bớt cơn đau, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc do bác sĩ chỉ định như paracetamol, ibuprofen hay aspirin…
Trong trường hợp cơn đau dữ dội kèm theo các triệu chứng khác, bác sĩ có thể tăng liều giảm đau hoặc chỉ định liệu trình điều trị… theo thể trạng người bệnh. Đối với người bệnh đau đầu cụm, có thể cần lên phác đồ điều trị bằng liệu trình oxi cao áp.
Ngoài ra, nên thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa, đẩy lùi căn bệnh như:
– Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày…
– Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn liền, chất kích thích…
– Tăng cường rau củ, bổ sung trái cây mỗi ngày.
– Dung nạo chất béo lành mạnh vào cơ thể, hạn chế
– Mỗi ngày cần uống 2 lít nước
– Không tiếp xúc với âm thanh, ánh sáng mạnh.
Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh tránh “nạp” đến 2300mg muối vào cơ thể. Đồng thời kiểm soát lượng muối trong bữa ăn bằng cách mua thực phẩm tươi sống về chế biến thay vì sử dụng đồ ăn đóng hộp, đồ ăn liền…