Viễn thị là tật khúc xạ thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực của mọi người. Vậy nguyên nhân bị viễn thị là do đâu và làm cách nào để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để tìm lời giải cho băn khoăn này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Viễn thị là gì?
Viễn thị là tật khúc xạ liên quan đến tình trạng cầu mắt quá ngắn, giác mạc quá phẳng khiến ánh sáng thu vào mắt tập trung ở sau võng mạc. Trong khi đó, mắt bình thường sẽ thu về ánh sáng ở đúng trên võng mạc. Tình trạng này khiến cho người mắc viễn thị chỉ có thể nhìn được vật ở xa hoặc rất xa, thay vì nhìn rõ vật ở gần như mắt bình thường.
Hiện nay, tỷ lệ người mắc viễn thị trên toàn cầu không hề ít và đây cũng được đánh giá là một tật khúc xạ phổ biến. Trẻ em có thể mắc tật viễn thị ngay từ khi mới chào đời và có thể trở về chính thị khi đã tới tuổi trưởng thành do cấu trúc giác mạc phát triển hoàn thiện.
Viễn thị được phân chia thành các mức độ cụ thể như:
– Nhỏ hơn 1.00 diop: Viễn thị nhẹ, người mắc vẫn có thể sinh hoạt và học tập, làm việc bình thường. Mắt thường không ở trạng thái nheo, khô hay mỏi mắt quá nhiều, có thể tự điều chỉnh mà không cần các biện pháp can thiệp.
– Từ 1.00 diop – 4.00 diop: Viễn thị trung bình, người bệnh gặp khó khăn, bất tiện nhẹ trong sinh hoạt và mắt không thể tự điều chỉnh để phục hồi thị lực mà cần can thiệp điều trị.
– Lớn hơn 4.00 diop: Viễn thị nặng, cản trở sinh hoạt và học tập, làm việc nghiêm trọng của mọi người, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây khúc xạ nhược thị, suy giảm thị lực nghiêm trọng và các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm khác.
Những dấu hiệu sau đây cảnh báo mọi người có thể đang mắc tật viễn thị:
– Nhìn mờ
– Đau nhức đầu
– Nheo mắt
– Mỏi mắt
– Nhức mắt
– Lé, lác mắt
– Cau mày
– Người mệt mỏi, khó chịu…
Các triệu chứng có thể xuất hiện thường xuyên tùy thuộc vào mức độ bệnh.
2. Nguyên nhân bị viễn thị
Tật khúc xạ viễn thị có thể hình thành từ khi sơ sinh hoặc khi mọi người đã ở giai đoạn trưởng thành. Các nguyên nhân bị viễn thị chính có thể kể tới như là:
2.1. Cấu trúc của mắt
Cấu trúc của giác mạc dẹt bất thường hoặc trục của nhãn cầu quá ngắn làm sai lệch vị trí ánh sáng hội tụ trên võng mạc. Dị tật này có thể hình thành từ bẩm sinh và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng khúc xạ ở mọi người hiện nay.
2.2. Điều tiết của mắt
Mắt điều tiết quá nhiều khiến nhãn cầu phải làm việc quá mức, dẫn tới sự bất thường trong cấu trúc giác mạc. Điều này hình thành do không giữ khoảng cách mắt với sách vở, máy tính khi học tập, làm việc…
2.3. Giãn thủy tinh thể
Tuổi già khiến cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, hoặc do mắt nhìn xa quá nhiều khiến thủy tinh thể bị giãn, mất tính đàn hồi và khả năng phồng lên. Người mắc tình trạng này cũng không thể thu được hình ảnh, ánh sáng vào đúng vị trí trên võng mạc.
2.4. Ảnh hưởng của bệnh lý
Một số bệnh lý nhãn khoa như khối u, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… hoặc bệnh lý toàn thân như ung thư, cao huyết áp, tiểu đường… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mắt. Về lâu dài, cấu trúc của mắt có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra các dị tật hoặc thoái hóa và dẫn tới viễn thị.
3. Nguyên tắc điều trị
Viễn thị có thể dẫn tới suy giảm thị lực nghiêm trọng, khiến sức khỏe đôi mắt giảm sút và dễ dàng mắc các bệnh lý nhãn khoa khác. Do vậy, mọi người cần đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu kể trên. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của mọi người để đưa ra các phương hướng xử trí phù hợp.
3.1. Viễn thị ở trẻ em
Tật khúc xạ ở trẻ em có thể tự cải thiện và hết khi trẻ trưởng thành. Nguyên nhân là do khi còn nhỏ, mắt của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên có sự sai lệch khi thu về ánh sáng. Khi trẻ lớn, mắt phát triển hoàn thiện và có thể trở về chính thị.
Đối với trường hợp này, cha mẹ chỉ cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt và xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học cho trẻ. Đồng thời, cần hướng dẫn trẻ tư thế ngồi họng đúng, cách sử dụng thiết bị điện tử, đọc sách khoa học… để không mắc các tật khúc xạ.
3.2. Viễn thị ở người lớn
Đối với người lớn mắc viễn thị, điều trị có thể được thực hiện dựa vào các biện pháp như:
– Đeo kính: Điều chỉnh điểm hội tụ của ánh sáng trên võng mạc mắt, cải thiện tình trạng viễn thị. Kính được sử dụng có thể là kính gọng hoặc kính áp tròng, bắt đầu với các số có dấu cộng như +3.00. Phương pháp này chỉ có thể cải thiện viễn thị tức thì, không có tác dụng điều trị dứt điểm.
– Phẫu thuật: Phẫu thuật khúc xạ hoặc phẫu thuật tạo hình giác mạc để can thiệp, điều chỉnh cấu trúc giác mạc. Thông qua phẫu thuật, ánh sáng có thể hội tụ đúng tại võng mạc và giúp cải thiện tình trạng viễn thị. Phương pháp này có thể cải thiện đáng kể hoặc hoàn toàn tình trạng viễn thị, tùy thuộc vào mức độ khúc xạ của mọi người.
– Chăm sóc mắt: Ngoài việc đeo kính và phẫu thuật, người mắc viễn thị cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và mắt để nhanh chóng cải thiện tình trạng viễn thị.
4. Phòng ngừa viễn thị
Mọi người không thể ngăn chặn viễn thị hoàn toàn, nhưng có thể bảo vệ mắt và thị lực để giảm thiểu nguy cơ mắc viễn thị và các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm khác bằng việc:
– Vệ sinh vùng mắt đúng cách bằng khăn ẩm để lau nhẹ hoặc sử dụng nhỏ mắt theo khuyến cáo của bác sĩ.
– Hạn chế làm việc quá lâu trên các thiết bị điện tử, để mắt nghỉ ngơi và thả lỏng sau khoảng 30-45 phút học tập, làm việc.
– Học và làm việc trong điều kiện môi trường có ánh sáng tốt, ngồi đúng tư thế và đảm bảo khoảng cách mắt.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mắt và các loại vitamin thiết yếu như A, C, E…
– Dùng các loại kính bảo vệ mắt để tránh tác động của tia UV, ánh sáng xanh, khói bụi…
– Điều trị các bệnh lý nhãn khoa kịp thời để giảm tác động của bệnh tới mắt.
– Khám mắt định kỳ từ 1-2 lần/năm hoặc thường xuyên hơn với người có các bệnh lý nền, bệnh về mắt… để kiểm soát sức khỏe thị lực.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân bị viễn thị. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng tật viễn thị cản trở sinh hoạt của người bệnh nên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.