Theo các nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ người bị viêm dạ dày ngày càng có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân bị viêm dạ dày khá đa dạng. Tuy rằng bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng vẫn cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Menu xem nhanh:
1. Viêm dạ dày là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân bị viêm dạ dày chúng ta nên hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này. Viêm dạ dày là căn bệnh khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Viêm dạ dày xuất hiện khi trên niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm loét hoặc các vết sung huyết và phù lan rộng trên niêm mạc.
Viêm dạ dày được đánh giá là bệnh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì bệnh dạ dày để lâu có thể tiến triển sang giai đoạn nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất ở người lớn tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây do cuộc sống ngày càng nhiều áp lực khiến tỷ lệ người mắc bệnh dần trẻ hóa.
2. Các nguyên nhân bị viêm dạ dày
Đa phần những người bị viêm dạ dày thường nằm trong độ tuổi từ 20 – 40. Nguyên nhân bị viêm dạ dày ở mỗi người sẽ khác nhau. Dưới đây là một số tác nhân gây bệnh thường gặp nhất:
2.1 Vi khuẩn Helicobacter Pylori
Vi khuẩn HP được xem là tác nhân chủ yếu gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ sống tại lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn H.Plyori tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm dạ dày mạn tính có thể tiến triển thành loét và ung thư dạ dày
2.2 Thói quen dùng chất kích thích là nguyên nhân bị viêm dạ dày
Nam giới là đối tượng thường xuyên sử dụng bia rượu vì vậy có nguy cơ các bệnh về dạ dày. Đồ uống có cồn sẽ làm tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc dây ra viêm dạ dày. Nếu người bệnh không sớm từ bỏ tác nhân gây bệnh này sẽ khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
2.3 Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài
Một số trường hợp bị viêm dạ dày do sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Nguyên nhân là do trong thuốc có thành phần làm suy giảm chức năng bảo vệ niêm mạc khiến chúng dễ bị tổn thương.
Vì vậy mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
của bác sĩ.
2.4 Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân bị viêm dạ dày
Các trạng thái tinh thần căng thẳng, lo âu sẽ tác động lên dạ dày gây ra viêm loét. Khi căng thẳng sẽ khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng dễ gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa. Vì vậy nếu tâm lý bạn không ổn định sẽ làm sức khỏe của bản thân sa sút.
2.5 Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ có tác động trực tiếp tới dạ dày. Các thực phẩm không có lợi sẽ làm lớp niêm mạc dạ dày sản sinh ra nhiều acid dịch vị. Lượng acid dư thừa sẽ tiếp xúc với niêm mạc gây viêm loét nặng nề. Vì vậy dù có bận rộn tới đâu bạn cũng không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Sau một giấc ngủ dài trong dạ dày sẽ không còn thức ăn, thời điểm này acid dịch vị tiết ra nhiều dễ gây tổn thương niêm mạc.
Các nguyên nhân khác như: Tự miễn, do hóa chất, một số bệnh lý nặng cũng là nguyên nhân bị viêm dạ dày.
3. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày nói riêng và các bệnh về hệ tiêu hóa sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng. Mọi người cần nắm rõ về các triệu chứng này nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
– Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu hầu hết các người bệnh thường mắc phải. Cơn đau có thể diễn ra một cách âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Vào buổi đêm hoặc khi đói cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn
– Ợ hơi, ợ chua, ợ rát: Do thức ăn đưa vào dạ dày tiêu hóa chậm bị ứ đọng gây tích tụ hơi dẫn tới ợ hơi.
– Rối loạn tiêu hóa. Viêm dạ dày ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hóa khiến chúng không hoạt động tốt như bình thường. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là người bệnh bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ.
– Mất ngủ, suy nhược cơ thể do các cơn đau thường diễn ra vào ban đêm khiến người bệnh ngủ không ngon giấc
4. Các lưu ý khi bị viêm dạ dày
Khi biết mình bị viêm dạ dày, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt. Chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp hỗ trợ các thương tổn nhanh hồi phục.
4.1 Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa vì vậy người bị bệnh cần có chế độ ăn thích hợp để hạn chế sự tiến triển của ổ viêm. Để hệ tiêu hóa làm việc ổn định bạn cần cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm giúp giảm acid, điều trị viêm loét và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
– Các thực phẩm khuyến khích sử dụng: Rau xanh, trái cây tươi, bánh mỳ, sữa chua,…Các loại thức ăn này sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Bệnh nhân cần tránh dùng các thực phẩm có vị chua cay, đồ ăn liền, chiên rán
– Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn
– Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống để ngăn ngừa vi khuẩn
– Không nên ăn quá no, nhịn ăn hoặc bỏ bữa
4.2 Chế độ sinh hoạt
– Tinh thần của người bệnh ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình điều trị và kiểm soát bệnh. Người bệnh cũng cần lựa chọn chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp.
– Chăm chỉ rèn luyện cơ thể. Bạn nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, tránh hoạt động mạnh
– Bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để bệnh không chuyển biến nặng hơn
– Người bệnh cần nhớ lịch tái khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe và kịp thời xử lý khi có bất thường xảy ra
– Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dừng hoặc thay đổi liều lượng thuốc sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị
Sau khi tìm hiểu về các nguyên nhân bị viêm dạ dày sẽ giúp chúng ta kiểm soát được các thói quen xấu để hạn chế khả năng mắc bệnh. Khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường bạn cần tới các cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.