Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu. Máu có thể là một lượng nhỏ khiến chúng ta không thể quan sát thấy bằng mắt thường mà chỉ phát hiện khi làm xét nghiệm, hoặc nhiều đủ để thay đổi màu sắc nước tiểu, khiến nước tiểu chuyển sang màu cam, hồng, hoặc đỏ đậm.
Menu xem nhanh:
Máu trong nước tiểu – dấu hiệu cảnh báo ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là loại ung thư đường tiết niệu, trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của bàng quang (hay bọng đái) – cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể theo quá trình đi tiểu.
Ở những người bị ung thư bàng quang, máu trong nước tiểu có thể xảy ra và biến mất, nhưng sau đó, triệu chứng này sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, do lượng máu quá ít nên không đủ để biến đổi màu nước tiểu, khiến bệnh nhân không phát hiện ra, trừ khi làm xét nghiệm nước tiểu.
Tham khảo: ung thư bàng quang giai đoạn 1
Đi khám ngay khi có các triệu chứng tiết niệu sau đây:
- Tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Màu sắc nước tiểu thay đổi như hồng, nâu, cam, đỏ nhạt, đỏ đậm…
- Đau, nóng rát khi đi tiểu
- Buồn tiểu gấp ngay cả khi bàng quang chưa đầy
- Khó tiểu, hoặc tiểu rất ít
- Khi có các triệu chứng này, bạn cũng không nên quá hoảng sợ vì chưa chắc chắn là ung thư bàng quang. Nó có thể liên quan đến các bệnh khác nhau như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang. Tuy nhiên, điều cần thiết là hãy đi khám ngay để được chẩn đoán sớm.
Ngoài máu trong nước tiểu, khi ung thư bàng quang bắt đầu lan rộng, nó có thể triệu chứng ung thư bàng quang như sau:
- Không thể tiểu, ngay cả khi rất mắc tiểu
- Đau lưng dưới
- Giảm cân mà không rõ lý do
- Chán ăn
- Bị sưng chân
- Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên
Chẩn đoán ung thư bàng quang
Khi có triệu chứng nghi ngờ ung thư bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán sau:
Kiểm tra thể chất: Khám vùng chậu (cho phụ nữ) hoặc khám trực tràng kỹ thuật số (DRE) với nam giới. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đeo găng tay và cho một ngón tay vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào trong bàng quang không. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác.
Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra xem có máu hay các chất khác trong nước tiểu không.
Xét nghiệm tế bào nước tiểu: Bác sĩ sử dụng kính hiển vi để kiểm tra nước tiểu, tìm kiếm tế bào ung thư. Nếu phát hiện bất thường, người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác để đánh giá mức độ khối u, mức độ lan rộng…
Để đặt lịch khám và chẩn đoán ung thư bàng quang, xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92/ hotline: 0936 388 288.