Suy giảm trí nhớ và mất ngủ gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, bạn có biết rằng mất ngủ suy giảm trí nhớ có liên quan đến nhau hay không? Cùng tìm hiểu ngay mối quan hệ giữa giữa 2 tình trạng phổ biến này trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu về mất ngủ và suy giảm trí nhớ
1.1 Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là thuật ngữ để chỉ hiện tượng trí nhớ và nhận thức bị suy giảm bởi sự thoái hóa não bộ. Một trong những căn bệnh lý phổ biến nhất gây suy giảm trí nhớ là Alzheimer. Theo thống kê có tới 60% người bị suy giảm trí nhớ do ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Việc suy giảm trí nhớ có thể khiến người bệnh quên đi những chuyện mới xảy ra, giảm khả năng nhận thức dẫn tới khả năng giao tiếp xã hội kém, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, gia đình cũng như công việc của người bệnh.
1.2 Mất ngủ
Mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân của các chứng rối loạn giấc ngủ này thường do stress, rối loạn lo âu hoặc do sử dụng các chất kích thích. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc của người bệnh và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
2. Mất ngủ suy giảm trí nhớ có mối liên hệ như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ và suy giảm trí nhớ đều có những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và công việc của người bệnh. Những người bị suy giảm trí nhớ đều dễ bị mất ngủ và có chất lượng giấc ngủ không tốt. Còn người bị mất ngủ thì có khả năng mắc các triệu chứng suy giảm trí nhớ cao hơn.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ, cụ thể là ở những người mắc bệnh Alzheimer. Một trong những dấu hiệu của Alzheimer là tích tụ nhiều protein amyloid beta trong não. Các protein này sẽ gia tăng khi chúng ta tỉnh táo và giảm dần khi chúng ta ngủ. Việc thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị tích tụ nhiều loại protein này và tăng nguy cơ mắc Alzheimer gây suy giảm trí nhớ.
Không chỉ vậy, các bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ thường có giấc ngủ ngắn hơn và thời gian tỉnh giấc và ban đêm cao hơn so với người bình thường. Vì giấc ngủ không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn giúp củng cố trí nhớ. Việc rút ngắn giai đoạn này có thể gây ra nhiều tác hại đến trí nhớ và nhận thức của người bệnh.
3. Biện pháp cải thiện giấc ngủ ngăn ngừa suy giảm trí nhớ
3.1 Lập lịch trình ngủ cải thiện mất ngủ suy giảm trí nhớ
Hãy tập ngủ và thức ở một thời điểm cố định trong ngày và làm cơ thể quen dần với thời gian thức ngủ này. Điều này giúp bạn điều chỉnh lại đồng hồ sinh học nhằm đảm bảo bản thân có chất lượng giấc ngủ tốt hơn với số giờ ngủ cần thiết. Bên cạnh đó, việc ngủ đều đặn sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tăng cường trí nhớ.
3.2 Liệu trình ánh sáng
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên đã được chứng minh giúp làm giảm những ảnh hưởng của chứng rối loạn giấc ngủ và cải thiện giấc ngủ ở người bệnh Alzheimer. Chính vì thế, bạn nên dành vài tiếng mỗi ngày để phơi nắng và tận hưởng hiệu quả mà liệu trình này đem lại.
3.3 Chế độ ăn uống khoa học giúp khắc phục tình trạng mất ngủ suy giảm trí nhớ
Chế độ ăn uống khoa học là yếu tố tiên quyết giúp cải thiện các bệnh lý hiệu quả. Một ly sữa ấm vào buổi tối có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Trong sữa có chứa melatonin giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng ngũ cốc để hỗ trợ cho quá trình ngủ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, nên tránh sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.
3.4 Tập thể dục thường xuyên
Một lưu ý mà người bệnh suy giảm trí nhớ cần lưu ý chính là thay vì việc tập luyện với các bài tập mạnh, bạn nên lựa chọn tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền và duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nếu tập luyện các bài tập mạnh, bạn chỉ nên tập vào vào buổi sáng, chiều lúc 5h để tránh tình trạng khó ngủ.
3.5 Môi trường
Để có một giấc ngủ ngon và chất lượng, môi trường (phòng ngủ) cũng là yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Phòng ngủ của bạn nên có nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, giường ngủ cũng không nên để quá cứng sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Mất ngủ và suy giảm trí nhớ đều là những hội chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người mắc bệnh. Các biện pháp cải thiện được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Để cải thiện bệnh một cách hiệu quả, đảm bảo sức khỏe tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay tại các chuyên khoa thần kinh uy tín khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu.