Mất ngủ hay giật mình khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ hay giật mình
1.1. Mất ngủ hay giật mình do ngủ sai tư thế
Khi ngủ, bạn cần nằm đúng tư thế để não bộ hiểu rằng cơ thể đang trong trạng thái an toàn. Nếu nằm sai tư thế, não bộ hiểu rằng cơ thể đứng trước mối nguy hiểm rình tập nên tạo cảm giác bất an, gây mất ngủ giật mình hoặc đang ngủ bị giật mình tỉnh giấc. Ngủ sai tư thế cũng là nguyên nhân dẫn đến đau cơ, đau lưng, chuột rút – những tình trạng này cũng khiến giấc ngủ gián đoạn.
1.2. Căng thẳng, áp lực khiến mất ngủ hay giật mình
Đầu óc căng thẳng do làm việc quá sức hoặc stress trong cuộc sống cũng khiến bạn mất ngủ hay giật mình. Những lo lắng gây áp lực lên hệ thần kinh. Người bị stress kéo dài thường mất ngủ, giật mình tỉnh dậy giữa đêm và khó ngủ lại.
1.3. Uống đồ uống chứa caffeine quá nhiều
Các thức uống có hàm lượng caffeine cao như cà phê, trà có thể gây khó ngủ, mất ngủ. Đây là các chất có tác dụng kích thích thần kinh, tạo cảm giác tỉnh táo để làm việc, học tập. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể gây ra tác dụng ngược là khó ngủ, ngủ không sâu, ngủ hay giật mình.
1.4. Cơ thể thiếu canxi
Canxi không chỉ là dưỡng chất quan trọng với xương khớp mà cũng rất cần thiết với hệ thần kinh, tim mạch, cơ bắp. Khoáng chất này giữ nhiệm vụ cân bằng hai trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng ngủ không ngon, dễ bị rung giật các cơ khi ngủ và đây chính là tình trạng mất ngủ giật mình. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, giật mình khi ngủ, chúng ta cần lưu ý vì đây có thể là lời cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi.
1.5. Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 đem đến một số tác dụng cụ thể như sau:
– Tăng sinh hồng cầu
– Chống thiếu máu
– Cải thiện sức khỏe xương khớp
– Nâng cao sức khỏe răng miệng
– Tốt cho thị lực, não bộ
– Giúp tâm trạng cải thiện tích cực hơn
Nếu cơ thể thiếu B12 có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ giật mình, ngủ không sâu.
1.6. Tập thể dục, luyện tập cường độ cao trước khi ngủ
Tập thể dục trước khi ngủ là phương pháp giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc. Đây là cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu tập quá nặng sẽ khiến cơ thể không thể thư giãn, khó đi vào giấc ngủ.
Nguyên nhân là do động tác động, ít khi tập luyện có thể làm ứ đọng acid lactic. Khi cơ thể quá mệt sẽ kích thích thần kinh tủy sống gây co rút cơ liên tục khiến chúng ta mất ngủ, giật mình khi ngủ. Bên cạnh ngủ, khi tập luyện quá sức, lượng đường ở gan bị tiêu hao quá nhiều cũng gây ra tình trạng chuột rút.
2. Chuyên gia gợi ý một số phương pháp cải thiện giấc ngủ ai cũng có thể thực hiện
2.1. Ngủ đúng tư thế
Bác sĩ khuyến cáo bạn nên nằm nghiêng sang một bên hoặc nằm ngửa để có giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên lưu ý lựa chọn nệm, chăn, gối có chất liệu thoáng mát, dễ chịu. Tạo không gian ngủ mát mẻ, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cũng là cách để tránh mất ngủ giật mình.
2.2. Giữ tâm lý thoải mái, tích cực; tránh căng thẳng, âu lo
Cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều vấn đề phát sinh khiến chúng ta lo lắng, căng thẳng. Để cải thiện tâm trạng trước khi ngủ, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
– Đi dạo ngoài trời
– Nghe nhạc nhẹ
– Ngồi thiền
– Tập yoga
– Ngâm chân nước ấm
Ngoài ra, bạn nên tránh những suy nghĩ quá nhiều hoặc hoạt động gây căng thẳng vào chiều muộn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
2.3. Ăn uống lành mạnh, đủ chất
Nếu đang gặp tình trạng mất ngủ giật mình, bạn nên bổ sung đầy đủ magie, canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hai nhóm chất này sẽ hạn chế co giật cơ và dây thần kinh. Bên cạnh đó, người bị mất ngủ cần lưu ý một số điều sau:
– Ăn ít thực phẩm có chứa nhiều đường, muối
– Hạn chế các món dầu mỡ, chiên rán, cay nóng, nhiều chất bảo quản
– Tăng cường trái cây, rau củ giàu chất xơ và vitamin
– Uống đủ nước, có thể bổ sung nước ép hoa quả nguyên chất
3. Cách cải thiện, điều trị chứng mất ngủ kéo dài
Để điều trị mất ngủ, bác sĩ chỉ định người bệnh xét nghiệm máu, đo điện não, siêu âm, chụp MRI, … Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ xác định được nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, các bác sĩ thường kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để cho kết quả tích cực.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc với tác dụng an thần, thư giãn, cải thiện triệu chứng. Chẳng hạn như:
– Thuốc bình thần giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Loại thuốc này phù hợp với trường hợp mất ngủ ngắn hạn và ở mức độ nhẹ.
– Thuốc ngủ điều trị mất ngủ cấp tính, mất ngủ ngắn ngày.
– Thuốc kháng histamin có tác dụng chống dị ứng, dành cho người mất ngủ do ngứa, gãi.
– Thuốc an thần kinh mới nếu mất ngủ xảy ra do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa.
Bên cạnh các lý do thường gặp như có tuổi, áp lực, mãn kinh, … mất ngủ còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như:
Bệnh hô hấp: khó thở, ngưng thở khi ngủ, viêm xoang, …
– Trầm cảm, rối loạn lo âu
– Dị ứng
– Viêm khớp
– Gout
– Dạ dày
– Tim mạch
Vì vậy, người bệnh nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ để có hướng điều trị phù hợp. Tùy vào bệnh lý mắc phải và thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh.
3.2. Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Cách khắc phục chứng mất ngủ không dùng thuốc chủ yếu bằng việc xây dựng lối sống khoa học và giữ tinh thần lạc quan. Bạn nên duy trì những thói quen sau để có giấc ngủ chất lượng hơn:
– Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn – giải trí
– Tránh làm việc quá sức
– Tránh để cơ thể áp lực, stress
– Xây dựng, duy trì thói quen ngủ – thức cùng một khung giờ
Tình trạng mất ngủ hay giật mình kéo dài ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, làm suy kiệt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Do đó, nếu bị mất ngủ tiếp diễn trong thời gian dài dù đã ăn ngủ điều độ, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị hiệu quả.