Tình trạng mất ngủ chán ăn có thể xảy ra với bất cứ ai và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, các vấn đề sức khỏe là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn về giấc ngủ và gây cảm giác chán ăn. Cùng tìm hiểu về các bệnh lý gây chán ăn mất ngủ và cách khắc phục qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Các bệnh lý gây mất ngủ, chán ăn
Mất ngủ, chán ăn là tình trạng người bệnh gặp các vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc giữa đêm, thức dậy sớm…) và tiêu hóa (không có hứng thú với các món ăn, ăn không ngon miệng,…).
Một số bệnh lý gây suy nhược cơ thể có thể khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng này:
1.1 Bệnh tâm – thần kinh
Những bất ổn về tâm trạng, trạng thái tinh thần không ổn định là một trong những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cảm xúc của bạn đối với việc ăn uống. Do vậy, những người bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu,… có nguy cơ cao bị chán ăn mất ngủ.
1.2 Bệnh Alzheimer
Mất ngủ là một vấn đề mà những người bệnh Alzheimer thường gặp phải vào ban đêm. Các thống kê cho thấy, khoảng 50% người bệnh Alzheimer bị mất ngủ, mức độ mất ngủ từ nhẹ đến trung bình.
1.3 Bệnh Parkinson gây mất ngủ chán ăn
Run, cứng khớp, yếu cơ miệng và hàm, vận động chậm…là các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson. Các triệu chứng này có thể dẫn đến khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn và gián đoạn giấc ngủ về đêm.
1.4 Bệnh về khớp
Tình trạng đau nhức và khó chịu do viêm khớp dạng thấp hay viêm xương khớp có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài vào ban đêm. Các vấn đề về xương khớp nếu không được điều trị kịp thời cũng khiến người bệnh giảm cảm giác ngon miệng.
1.6 Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường có cảm giác mệt mỏi. Điều này có thể ảnh hưởng đến khẩu vị, gây nên tình trạng chán ăn, không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa lượng đường trong máu và insulin khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó biến chứng thần kinh ngoại biên cũng có thể khiến chất lượng giấc ngủ của những người mắc bệnh tiểu đường.
1.7 Bệnh đường tiêu hóa là nguyên nhân gây mất ngủ chán ăn
Cảm giác ợ chua, ợ nóng khi chứng trào ngược tái phát có thể dẫn đến khó chịu, khiến việc người bệnh chán ăn, mất ngủ đêm và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ngáy và ngưng thở khi ngủ.
1.8 Bệnh tuyến giáp
Các bệnh tuyến giáp thường gặp bao gồm cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp… Cho dù tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hay suy yếu (suy giáp) cũng có thể gây ra các triệu chứng mất ngủ và chán ăn.
1.9 Đau mạn tính
Đau mạn tính được coi là “kẻ thù” của giấc ngủ. Trong đó đáng sợ nhất là cơn đau đầu, đau dây thần kinh ngoại biên và đau thắt lưng. Các cơn đau này, không chỉ khiến cơ thể khó đi vào ngủ mà còn làm giảm cảm giác ăn ngon miệng.
Trên đây chỉ là những bệnh lý phổ biến nhất khiến bạn “ăn không ngon, ngủ không yên”, tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác có thể tác động làm giảm chất lượng giấc ngủ và khả năng ăn uống. Do vậy, khi thấy ăn kém ngủ kém, bạn nên đi khám để được xác định rõ về nguyên nhân và phương thức điều trị phù hợp.
2. Cải thiện tình trạng mất ngủ chán ăn bằng cách nào?
Bên cạnh việc điều trị với bác sĩ, thay đổi một số thói quen có thể giúp cải thiện chứng chán ăn mất ngủ, giúp bạn giấc ngủ ngon như:
– Thiết lập lịch trình ngủ: Nên đi ngủ và thức dậy vào một giờ giống nhau mỗi ngày, kể cả cuối tuần để duy trì nhịp thức – ngủ.
– Vận động thường xuyên: Các bệnh nhân bị mất ngủ nên tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày với các bài tập yêu thích.
– Cân nhắc khi sử dụng thuốc: Kiểm tra các loại thuốc của bạn đang dùng xem chúng có thành phần gây ra chứng mất ngủ hay chán ăn hay không.
– Hạn chế ngủ trưa quá nhiều, buổi trưa chỉ nên ngủ 15 – 30 phút và dưới 1 tiếng.
– Tránh dùng cà phê và rượu vào buổi tối.
– Không ăn quá no và uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
– Ăn đúng bữa, đúng giờ và không bỏ bữa sáng.
– Tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền… trước khi ngủ để giúp cơ thể thư giãn và ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ hoặc áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ. Quan trọng nhất trong điều trị bệnh mất ngủ và chán ăn vẫn là phải tìm ra nguyên nhân và tác động từ gốc.
Vì vậy, khi thấy tình trạng mất ngủ chán ăn kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để tìm ra bệnh và có định hướng điều trị phù hợp.