Bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng. Dưới đây là 5 cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà bạn có thể lưu lại ngay.
Menu xem nhanh:
1. Hen suyễn – Nỗi khổ của người bệnh
1.1. Các triệu chứng thường gặp
Hen suyễn là cách gọi khác của bệnh hen phế quản, xảy ra khi cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, người lớn và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh như nhau.
Khi bị hen suyễn, người bệnh có những triệu chứng sau:
– Nhịp thở nhanh hơn mọi khi.
– Ho, khạc đờm và mức độ nghiêm trọng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên.
– Thở rít, thở khò khè.
– Đau ở vùng ngực, có cảm giác như bị bóp nghẹn.
– Ngủ ngáy do khó thở, ngủ không sâu giấc.
Tuy nhiên, nếu không có sự chăm sóc cẩn thận thì bệnh ngày càng trở nặng. Bạn cần xem xét, để ý các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây để tới cơ sở y tế kịp thời
– Liên tục thở dốc, thở rít.
– Triệu chứng không có dấu hiệu giảm dù đã dùng thuốc.
– Kể cả khi nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ thì các triệu chứng cũng khiến cho người bệnh gặp khó khăn.
1.2. Tác động của hen suyễn
Người bị hen suyễn thường chịu những ảnh hưởng ngắn hạn hoặc dài hạn. Bệnh kéo dài sẽ gây ra biến chứng nặng nề như suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng
Đối với tác động ngắn hạn:
– Gây cản trở giấc ngủ.
– Khó khăn trong việc tập thể dục hay tham gia vào hoạt động ngoài trời, ngoại khóa.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường.
– Nguy cơ bị viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác do dùng thuốc dạng hít nhưng không được vệ sinh đúng cách.
Đối với tác động dài hạn:
– Có thể bị hẹp vĩnh viễn hoặc biến đổi cấu trúc của ống phế quản mà không thể phục hồi. Từ đó quá trình hô hấp gặp khó khăn, người bệnh sẽ cần đến thiết bị hỗ trợ như máy thở oxy.
– Dễ bị rối loạn cảm xúc.
– Dễ tăng cân do gặp khó khăn trong việc tập thể dục dẫn đến lười vận động.
– Dễ mắc trào ngược dạ dày – thực quản.
– Ngưng thở khi đang ngủ do tắc nghẽn vì các cấu trúc ở mũi và đường thở gây hạn chế hô hấp.
2. Ghi nhớ ngay các cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà
Người bệnh khi nhận được phác đồ điều trị thì cần tuân thủ và kiên trì thực hiện, quản lý bệnh. Như vậy mới giúp người bệnh “chung sống” yên ổn với bệnh này mà không gặp phải biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bạn nên kết hợp với các cách làm giảm cơn hen suyễn ở nhà dưới đây:
2.1. Giảm tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp với chất gây dị ứng
Bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng như:
– Bụi.
– Phấn hoa.
– Lông động vật: chó, mèo,…
– Nước hoa.
– Khói thuốc lá, khói nhang.
– Chất tẩy rửa đồ gia dụng hoặc các chất có tác dụng khử mùi.
– Nến thơm.
– Nước xả vải.
Bên cạnh đó, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng là rất cần thiết. Cần duy trì thói quen:
– Hút bụi thường xuyên.
– Giặt bằng nước ấm và phơi nắng các loại rèm cửa, chăn ga, gối,…
– Thay bộ lọc khí ở máy điều hòa, thiết bị sưởi ấm, quạt làm mát định kỳ.
– Luôn mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh để không gian sống bị bí hay tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi.
2.2. Uống đủ nước – Cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà đơn giản
Chuyên gia y tế khuyên tất cả mọi người nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là người bị bệnh hen suyễn. Khi uống đủ nước sẽ giúp đảm bảo hoạt động tối ưu của các cơ quan. Hydrat hóa giúp làm ẩm đường thở, loãng dịch nhầy, lớp màng nhầy trong phổi không dày lên và tăng lưu thông khí. Từ đó tránh tình trạng khó thở, giảm triệu chứng hen và nguy cơ nhiễm trùng.
Thông thường, người khỏe mạnh cần bổ sung 1,5-2 lít nước mỗi ngày, chia ra nhiều lần uống. Có thể uống nước lọc, canh rau củ, trà xanh hoặc một số nước ép trái cây như cà chua, táo, cam, lựu,…
Ngược lại, người bị bệnh hen suyễn cần tránh các đồ uống có đường vì có thể gây mất nước. Nước có gas hoặc đồ uống có cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn tăng triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ nóng. Từ đó khiến cơn hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.
2.3. Mỗi bữa ăn đều đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu
Khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng là một trong những cách làm giảm cơn hen suyễn ngay tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Khẩu phần ăn như vậy cần đầy đủ các yếu tố:
– Tăng cường vitamin và chất xơ qua rau xanh, trái cây tươi,… Ưu tiên các loại rau củ quả nhiều màu sắc vì chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa (beta-carotene, vitamin C, vitamin E) giúp chống viêm hiệu quả.
– Hạn chế chất béo bão hòa.
Bên cạnh đó, chuyên gia y tế cho biết một số loại gia vị có chứa các hợp chất chống viêm, giúp giảm triệu chứng bệnh có thể được dùng trong chế biến, ăn uống:
– Tỏi.
– Gừng.
– Cam thảo.
– Quế.
– Mật ong.
2.4. Không sử dụng nước hoa là một trong những cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà dễ thực hiện
Triệu chứng hen suyễn trở nặng hơn khi người bệnh thường xuyên sử dụng nước hoa hoặc thụ động hít phải nước hoa từ người khác. Với những loại nước hoa có mùi hương đậm thì càng ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Do đó, người bệnh nên tránh sử dụng nước hoa hoặc tiếp xúc với mùi hương tối đa để không khiến các triệu chứng trở nặng.
2.5. Bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc thụ động
Khói thuốc lá là một trong những tác nhân dị ứng và khiến triệu chứng bệnh hen suyễn trở nặng nếu người bệnh tiếp xúc phải. Nếu người bệnh hen suyễn bị “nghiện” hút thuốc lá trước đó thì cần bỏ càng sớm càng tốt. Tiếp tục hút thuốc sẽ chỉ khiến bệnh tình tiến triển và việc điều trị bệnh song song không còn đạt hiệu quả.
Nếu người bệnh hen suyễn không có thói quen hút thuốc nhưng bị động hít phải khói thuốc từ người khác thì cũng là nguyên khiến triệu chứng tệ thêm. Khói thuốc hiện diện ở mọi nơi, từ ở nhà, công ty, quán cà phê, ngoài đường,… Do đó, người bệnh cần tránh xa khu vực có khói thuốc lá để tránh lên cơn hen suyễn.
Trên đây là những cách làm giảm cơn hen suyễn ở nhà đơn giản mà hiệu quả. Tuân thủ các cách trên cùng phác đồ điều trị được chỉ định sẽ giúp kiểm soát bệnh, ngăn chặn biến chứng xảy ra.