Menu xem nhanh:
1. Thói quen gây sỏi bàng quang nhiều người mắc phải
Chúng ta có thể nhịn đói 1 tuần nhưng nhịn khát chỉ 2 ngày và sẽ “ra đi” nếu nhịn thở trong 5 phút. Có những cái “nhịn” tưởng chừng như không có gì to tát nhưng càng “nhịn” lâu thì càng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nhịn tiểu là một trong số những thói quen có hại đó. Việc làm này sẽ dẫn tới tình trạng nước tiểu bị ứ đọng dài ngày, tạo điều kiện để các chất cặn bã tích tụ lại tạo thành sỏi ở bàng quang. Càng nhịn tiểu lâu thì càng tạo điều kiện để bàng quang trở thành nơi màu mỡ cho sự xuất hiện của sỏi. Thế nhưng nhiều người không biết được điều này hoặc chủ quan cho rằng “nhịn một chút thì đã làm sao”. Câu chuyện của anh Đ.T. Tuấn (43 tuổi, Hà Nội) sau đây là một ví dụ.
Do tính chất công việc nên anh thường cố gắng nhịn tiểu để tránh ảnh hưởng trong giờ làm việc. Chỉ tới khi có những biểu hiện lạ như đi tiểu khó, đau, nước tiểu sẫm màu, đôi khi có lẫn máu thì anh mới bắt đầu thấy sợ và quyết định tới bệnh viện để kiểm tra. “Không ngờ là chỉ vì nhịn tiểu quá lâu trong thời gian dài mà giờ mình lại có sỏi ở bàng quang phải điều trị.”.
2. Đừng xem nhẹ sỏi bàng quang!
Sỏi bàng quang là căn bệnh dễ gặp, chiếm 1/3 trường hợp sỏi tiết niệu. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi và giới tính, tuy nhiên nam giới, đặc biệt là người cao tuổi hay gặp hơn phụ nữ và trẻ nhỏ.
Sỏi bàng quang có thể chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng cũng có thể phát triển to bằng quả trứng gà. Cho dù là ở kích thước nào thì người bệnh cũng nên điều trị sớm. Sỏi bàng quan nếu để kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm sau:
- Viêm bàng quang: sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc bàng quang sẽ gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu.Viêm bàng quang cấp nếu không điều trị sẽ dẫn tới viêm mạn tính, từ đó gây teo bàng quang hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục, làm nước tiểu chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo.
- Suy thận: nước tiểu ri rỉ qua âm đạo (nữ giới) hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn làm suy thận.
Các biến chứng này không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà việc điều trị cũng rất khó khăn và tốn kém về thời gian, tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
3. Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang: triệt để và nhanh chóng
Sỏi bàng quang có nhiều cách điều trị khác nhau. Nếu sỏi kích thước nhỏ, trơn, có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để tống sỏi ra ngoài.
Tuy nhiên nhiều trường hợp không có triệu chứng đặc hiệu nên phát hiện muộn, sỏi đã phát triển to, điều trị bằng thuốc không có tác dụng. Lúc này phẫu thuật lấy sỏi là lựa chọn phù hợp được nhiều người bệnh lựa chọn.
Trong loại phẫu thuật này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Sau đó bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ở vùng bụng dưới – vị trí bàng quang và tiếp hành gắp sỏi. Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang được đánh giá là đơn giản, nhanh chóng. So với tán sỏi bàng quang, phẫu thuật lấy sỏi mặc dù có thời gian phục hồi lâu hơn nhưng giúp loại bỏ triệt để sỏi, ngăn chặn tái phát hiệu quả. Đặc biệt phương pháp này phù hợp với các trường hợp sỏi to – sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, túi thừa bàng quang.
Anh Tuấn trong câu chuyện phía trên đã hoàn toàn thoát khỏi sỏi bàng quang sau một ca phẫu thuật lấy sỏi tại Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. “Ban đầu cũng xác định là sẽ phải xin nghỉ dài ngày nhưng nhờ các anh, chị điều dưỡng ở đây chăm sóc chu đáo nên rất nhanh lại sức, vết mổ liền tốt, mau ra viện.”.
4. Lời khuyên
Theo lời khuyên của các bác sĩ Khoa Ngoại (Bệnh viện Thu Cúc) phẫu thuật lấy sỏi bàng quang đơn giản và nhanh chóng. Người bệnh cần thăm khám và tư vấn kỹ càng với bác sĩ để có lựa chọn điều trị phù hợp. Trong trường hợp phải phẫu thuật, đội ngũ bác sĩ giỏi và điều dưỡng viên chu đáo của bệnh viện luôn sẵn sàng hỗ trợ để người bệnh được phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau, phục hồi nhanh.