Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ở thanh quản?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Thanh quản là một phần của hệ thống hô hấp, không chỉ giúp ích cho việc phát âm mà còn ngăn chặn thức ăn rơi vào phổi khi ăn uống. Thanh quản nằm ở trước thanh hầu, đối chiếu với đốt sống thứ 3 tới thứ 6, nối hầu với khí quản. Thanh quản thông ở dưới với khí quản và trên với hầu. Thanh quản rất dễ bị viêm nên làm thế nào để phòng ngừa bệnh ở thanh quản là câu hỏi được nhiều người đặt ra.
Khi thời tiết thay đổi thì số trẻ mắc bệnh đường hô hấp cấp nhập viện gia tăng. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi sang mùa lạnh, cơ thể trẻ em không thích nghi kịp nên dễ mắc bệnh viêm hô hấp. Đây cũng chính là cơ hội cho những virus, vi trùng phát triển ở vùng thanh quản để gây bệnh viêm thanh quản.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh về thanh quản do sức đề kháng yếu trước sự thay đổi của thời tiết

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh về thanh quản do sức đề kháng yếu trước sự thay đổi của thời tiết

Viêm thanh quản rất phổ biến ở trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi và có thể ở người lớn, trẻ em. Đây là bệnh đường thở bao gồm sự viêm nhiễm hoặc có vấn đề về thanh quản.
Thông thường, khi bị viêm thanh quản, người bệnh bị khàn cổ hoặc mất tiếng, mệt mỏi, đau họng, ho. Người bệnh còn bị sốt nhẹ 37,5 độ C -38 độ C và có biểu hiện lo lắng, sợ hãi.
Viêm thanh quản thường trầm trọng hơn vào ban đêm, cơn khó thở thanh quản xuất hiện vào khoảng thời gian này trong 3 – 4 ngày đầu mắc bệnh.
Bệnh viêm thanh quản thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và thuyên giảm theo thời gian. Các triệu chứng giảm dần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Bệnh viêm thanh quản có thể bị bội nhiễm gây viêm tai giữa, hoặc lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.

1.Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ở thanh quản?

Vào thời điểm giao mùa trở lạnh, khí hậu luôn thay đổi vì vậy các bậc phụ huynh nên lưu ý giữ ấm cho trẻ, tránh khói, bụi, tiếp xúc với người bệnh hô hấp.
Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ để tăng cường sức đề kháng với bệnh.

Để phòng bệnh ở thanh quản cho trẻ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày

Để phòng bệnh ở thanh quản cho trẻ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày

Khi trẻ mắc bệnh hô hấp có triệu chứng khàn tiếng, khó thở thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm thanh quản cấp rất dễ bị tái phát do vậy khi đã khỏi bệnh hoàn toàn các bậc phụ huynh vẫn phải chú ý giữ ấm, phòng ngừa cho trẻ.

Chăm sóc tại nhà

Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây khó thở trầm trọng nên cần được bác sĩ khám và theo dõi. Cơn khó thở thanh quản mức độ nhẹ thường thuyên giảm trong vòng 3 ngày nếu được chăm sóc và theo dõi cẩn thận tại nhà.
Để chăm sóc tốt bệnh, cha mẹ cần tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, tránh la khóc, giúp trẻ kiêng nói.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm, kiêng các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Dùng các thuốc nhằm hạ sốt, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần dinh dưỡng, bồi dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng của trẻ.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám khi có những dấu hiệu bệnh về thanh quản để điều trị sớm

Cha mẹ cần đưa bé đi khám khi có những dấu hiệu bệnh về thanh quản để điều trị sớm

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ viêm thanh quản cấp là theo dõi diễn tiến bệnh để phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong những dấu hiệu sau:

  • Thở rít tiến triển, xuất hiện khi trẻ nằm yên.
  • Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
  • Trẻ mệt nhiều.
  • Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.
  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Hoặc cơn khó thở thanh quản chưa giảm sau 3 ngày.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital