Khám sức khỏe định kỳ là một hành động thiết thực và cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hãy xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần/năm để có một sức khỏe tốt, sống vui khỏe và hạnh phúc.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao khám sức khỏe định kỳ là bước đầu tiên để ngăn ngừa bệnh tật?
1.1. Nhận biết các vấn đề sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng
Nhiều bệnh lý nguy hiểm thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, khi bệnh mới bắt đầu khởi phát. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, ngay cả khi chúng chưa có triệu chứng, từ đó có biện pháp can thiệp, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Không những vậy, khi phát hiện sớm bệnh tật, người bệnh có thể được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí
1.2. Nắm bắt được tình trạng sức khỏe tổng quát của bản thân
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Bao gồm các chỉ số như huyết áp, nhịp tim, đường huyết, cholesterol,… và hình ảnh chẩn đoán các cơ quan. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được tổng quan tình trạng sức khỏe và đưa ra những tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp để duy trì sức khỏe tốt.
2. Các danh mục thường có khi khám sức khỏe định kỳ
Danh mục khi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường bao gồm các nội dung sau:
2.1. Khám lâm sàng
Đầu tiên, bạn sẽ thực hiện thăm khám tổng quát. Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số thể chất như chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở,…
Sau đó, bạn sẽ thực hiện khám lâm sàng các chuyên khoa như:
– Khám tai, mũi, họng
– Khám răng miệng
– Khám mắt
– Khám xương khớp
– Khám da liễu
– Khám dinh dưỡng
2.2. Xét nghiệm
Để đánh giá các chỉ số trong cơ thể, các bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh thực hiện 2 loại xét nghiệm cơ bản sau:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất trong khám định kỳ. Xét nghiệm này bao gồm: xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa.
– Xét nghiệm công thức máu giúp đánh giá số lượng và chất lượng các tế bào máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý như thiếu máu, nhiễm trùng,…
– Xét nghiệm sinh hóa giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm gan, thận,… Xét nghiệm sinh hóa giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm gan, thận,…
Ngoài hai xét nghiệm này, xét nghiệm máu thường quy có thể bao gồm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm đường huyết, cholesterol, triglycerid,…
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn được sử dụng để đánh giá chức năng thận, gan và các cơ quan khác. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thận,…
2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Các danh mục chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra toàn diện sức khỏe có thể kể đến như: chụp X quang, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, siêu âm vú (đối với nữ), đo loãng xương, chụp MRI,….
2.4. Thăm dò chức năng
Phương pháp thăm dò chức năng thường được áp dụng khi kiểm tra sức khỏe chính là nội soi tiêu hóa. Nội soi tiêu hóa là phương pháp thăm dò trực tiếp các cơ quan tiêu hóa, giúp phát hiện sớm các bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như loét dạ dày, tá tràng, viêm loét đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,… Từ đó có kế hoạch điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người thăm khám mà bác sĩ sẽ có những tư vấn gói khám, danh mục khám phù hợp.
3. Những lưu ý khi khám để đảm bảo sức khỏe tốt nhất
3.1. Những điều cần chuẩn bị trước khi khám sức khỏe định kỳ
Để kiểm tra sức khỏe định kỳ hiệu quả, bạn cần chuẩn bị một số điều sau trước khi đi khám, bao gồm:
– Đặt lịch hẹn khám trước để đảm bảo thời gian khám và được phục vụ tốt nhất.
– Chuẩn bị tâm lý thoải mái, sẵn sàng hợp tác với bác sĩ trong quá trình khám.
– Trước khi đi khám, người bệnh nên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt, nếu cần thực hiện các xét nghiệm cần nhịn ăn, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
– Nên mặc trang phục thoải mái, dễ di chuyển để thuận tiện cho quá trình khám. Đặc biệt, nếu cần thực hiện các xét nghiệm cần cởi đồ, hãy mặc quần áo có thể dễ dàng cởi ra.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý các trường hợp sau:
– Không nên khám phụ khoa nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thai.
– Không nên quan hệ tình dục trong khoảng 3 đến 4 ngày trước khi thực hiện thăm khám (Nếu có danh mục khám phụ khoa).
– Phụ nữ đang mang thai không nên thực hiện chụp X-quang vì có thể gây hại cho thai nhi.
3.2. Sau khi khám sức khỏe định kỳ cần lưu ý những gì?
Sau khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ giải thích kết quả khám và đưa ra tư vấn về sức khỏe. Bạn cần lắng nghe cẩn thận và ghi nhớ các thông tin quan trọng từ bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cùng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc các bệnh lý nhất định.
Để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống đầy đủ, cân bằng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc,…
Khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết và quan trọng đối với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Hãy xây dựng thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Ngoài ra, đừng quên lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín nhằm đảm bảo tính an toàn – hiệu quả – chính xác nhé!