Huyết áp lúc tăng lúc giảm xuống cũng là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Vậy huyết áp lúc tăng lúc giảm phải làm sao?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân huyết áp lúc tăng lúc giảm là gì?
Huyết áp được coi là an toàn và ổn định khi thường xuyên ở mức 120/80 mmHg, huyết áp tăng giảm đột ngột có thể do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có thể kể đến:
- Yếu tố tâm lý: Tức giận, stress, lo lắng kéo dài, …
- Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột: Trời mưa, nắng thất thường; nóng lạnh đột ngột
- Sử dụng chất kích thích: Cà phê, thuốc lá và nhất là bia, rượu
- Rối loạn mỡ máu, rối loạn nội tiết, có khối u, …
- Huyết tăng, giảm bẩm sinh do liên quan tới các bệnh về tim mạch
- Sốt, đau dữ dội (thủng dạ dày, viêm tụy, sỏi thận, sỏi tiết niệu, …)
- Rối loạn thần kinh thực vật
Khi phát hiện thấy những triệu chứng huyết áp tăng giảm đột ngột người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả.
2. Huyết áp lúc tăng lúc giảm phải làm sao?
Huyết áp thấp và huyết áp cao đều rất nguy hiểm, việc giữ ổn định huyết áp, chú ý đến huyết áp cũng sẽ phải liên tục hơn, vì không biết huyết áp khi nào lên, khi nào xuống.Tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ không thể dùng được những loại thuốc dành riêng cho huyết áp cao hoặc những loại thuốc dành riêng cho huyết áp thấp, mà sẽ phải dùng những thực phẩm cũng như những loại thuốc có tác dụng ổn định huyết áp, như thế sẽ tốt hơn rất nhiều cho việc cải thiện bệnh.
Người bệnh cần đo huyết áp trước bữa ăn 30 phút và sau bữa ăn 30 phút để xem huyết áp cao hay thấp, van tim có bị hở hay hẹp do cholesterol hay không, nhịp tim nhanh hay chậm xem có bị thiếu máu hay không, bộ máy tiêu hóa có bình thường không. Từ đó mới có cách chữa trị hiệu quả nhất.
Ngoài ra, người bệnh huyết áp không ổn định cần có chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động vừa sức và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng stress.