Cách gỡ xương cá bị hóc thực hiện như thế nào là đúng? – Đây là kiến thức cần thiết nhưng không phải ai cũng biết. Bên cạnh đó, hóc xương cá là tai nạn rất dễ xảy ra và thường gặp trong đời sống. Chính vì thế, cần nâng cao cảnh giác, học cách gỡ hóc xương cá để có thể phòng bị và thực hiện khi bắt gặp tai nạn này.
Menu xem nhanh:
1. Những lưu ý trước khi gỡ xương cá bị hóc
Hóc xương cá là tai nạn khá phổ biến trong đời sống. Nhìn chung, hóc xương cá có thể xử lý nhanh chóng tại các cơ sở y khoa. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hóc xương cá nguy hiểm cần sự phối hợp sơ cứu của những người xung quanh bệnh nhân và sự ứng cứu kịp thời của các bác sĩ cấp cứu.
1.1. Trường hợp có thể thực hiện gắp xương cá tại chỗ
Trong những tình huống đơn giản, có thể thực hiện việc gỡ xương cá bị hóc tại chỗ cho bệnh nhân. Điều này được khuyến khích thực hiện trong trường hợp:
– Bệnh nhân hóc xương cá là người lớn, tỉnh tháo, khi bị hóc có tình trạng hô hấp bình thường, có thể phối hợp tốt với người gắp xương cá.
– Kiểm tra xương cá mắc hóc và phát hiện ra xương cá ở ngay khu vực ngoài họng miệng, có thể nhìn thấy trực tiếp rõ ràng.
– Có thiết bị dụng cụ đầy đủ và phù hợp cho việc lấy xương cá bị hóc như: đèn pin, kẹp y tế gắp xương cá và có cá nhân có kinh nghiệm thao tác gắp xương.
1.2. Tránh tự gắp xương cá trong nhiều tình huống
Những tình huống cần tránh việc gắp xương cá tại nhà mà chúng ta nên cân nhắc là:
– Tình trạng trẻ nhỏ hoặc người không có khả năng tỉnh táo hợp tác với việc gắp xương cá.
– Bệnh nhân hóc xương trong tình trạng nguy kịch, việc hô hấp có vấn đề (thở khó, ngưng thở, bất tỉnh,…). Những tình huống này cần được nhanh chóng gọi cấp cứu khẩn cấp và sơ cứu tại chỗ kịp thời.
– Không nhìn thấy xương cá gây hóc.
– Không có dụng cụ hoặc người có khả năng gắp xương cá hóc.
Các bác sĩ cũng khuyên, trường hợp hóc không quá nghiêm trọng vẫn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tránh việc cố gắp xương cá khi không có kinh nghiệm hoặc không hiểu biết về thao tác này. Việc cố gắp xương cá khi không có đủ thiết bị hoặc kinh nghiệm có thể khiến tổn thương niêm mạc và dẫn đến những vấn đề nhiễm trùng, thậm chí, có thể khiến xương cá đâm vào các khu vực nguy hiểm như thực quản, mạch máu,…
2. Các bước gỡ xương cá gây hóc đúng cách
Trước tiên, cần xác định đúng đối tượng có thể gỡ hóc xương cá tại nhà. Chúng ta chỉ xem xét thực hiện điều này nếu người lớn bị hóc xương cá có thể hô hấp bình thường, không có hiện tượng nói không thoát hơi hay mặt mày đỏ gấc/tím tái. Khi đó:
– Xem xét, chuẩn bị dụng cụ để gắp xương cá.
– Dùng đèn pin sáng soi vào khu vực hầu họng của người bị hóc để xác định vị trí xương cá.
– Nếu xương cá ngay ngoài khu vực của họng, đánh giá có thể dùng kẹp y tế để gắp mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác, người hỗ trợ có thể gắp xương nhanh cho bệnh nhân. Cần lưu ý rằng, nếu người hỗ trợ run tay, mắt kém, không tự tin trong thao tác gắp dị vật này thì không nên thực hiện. Bởi, việc thực hiện sai cách, hoặc đã biết cách nhưng chỉ một chút sơ sẩy tay run cũng có thể gây thương tích với người bị hóc.
Trường hợp không nhìn thấy xương cá hoặc xương cá ở vị trí quá sâu, người bị hóc nên sớm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ đúng cách, an toàn, tránh sai lầm khi thực hiện phương pháp.
– Gắp xương cá cho bệnh nhân khi đảm bảo giữ đầu bệnh nhân cố định, miệng bệnh nhân há to để người gắp xương cá có thể dễ dàng gắp xương ra. Khi đó, người gắp xương hóc cần chú ý thao tác cẩn thận để không gây các tổn thương đến niêm mạc xung quanh.
3. Chú ý khi gỡ xương cá bị hóc tại chỗ
Cần chú ý về đối tượng nên thực hiện thao tác này, tránh trường hợp bệnh nhân đang trong nguy kịch, cần cấp cứu gấp nhưng những người xung quanh vẫn tìm cách gắp xương tại chỗ vô ích. Bên cạnh đó, chú ý:
– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ đều khuyên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để lấy xương hóc. Điều này cũng nhằm đảm bảo hạn chế những biến chứng có thể xảy ra sau hóc xương cá.
– Không dùng tay để gỡ hóc xương cá trong cổ họng bởi điều này có thể khiến xương cá bị đẩy vào sâu hơn và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
– Trong trường hợp đã gỡ xương cá ra khỏi cổ họng, vẫn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra những vấn đề xương cá để lại và phòng ngừa tình trạng còn xương cá sót lại trong cổ họng.
– Tránh các cách dùng mẹo để gỡ xương cá bị mắc hóc.
4. Phòng ngừa tình huống hóc xương cá trong đời sống
Hầu hết các tình huống hóc xương cá do sự bất cẩn trong ăn uống gây nên như: vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa và vô tình hóc xương, đang ăn bị sặc và nuốt vội xương cá, cho trẻ/người già/người mới phẫu thuật ăn đồ có cá nhưng chưa được lọc toàn bộ xương cá ra khỏi đồ ăn,…. Chính vì thế, cần tránh những vấn đề này để hạn chế tình trạng hóc xương cá. Ngoài ra, trong gia đình, cha mẹ cũng cần giáo dục con cái từ sớm về tầm nguy hiểm của xương cá để trẻ nhận thức và cẩn trọng trước tai nạn này.
Nhìn chung, chúng ta có thể thực hiện cách gỡ xương cá bị hóc bằng việc soi họng, gắp xương. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện khi xương cá ở vị trí dễ nhìn và dễ lấy với người có kinh nghiệm thực hiện. Với các trường hợp khác không có người hỗ trợ phù hợp, xương cá khó nhìn hoặc không nhìn thấy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm. Ngoài ra, cần sơ cứu và gọi cấp cứu trong tình huống xương cá gây ra những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng do tác động vào đường thở và mạch máu.