Ngày nay, không chỉ là công cụ giúp người có tật khúc xạ cải thiện thị lực, kính còn giúp người có tật khúc xạ bảo vệ mắt trước những tác nhân tiêu cực từ môi trường, như tia UV, ánh sáng xanh,… Tuy nhiên, không phải tròng kính cận nào cũng có thể chống tia UV. Vậy, làm thế nào để nhận biết tròng kính cận chống tia UV trong vô vàn tròng kính cận? Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp chi tiết.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao cần sử dụng tròng kính chống tia UV?
Tia UV hay tia cực tím là một sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Tia UV chủ yếu xuất hiện từ Mặt Trời và có một số ứng dụng trong y học (sử dụng để diệt khuẩn trong nước hoặc trên bề mặt), công nghiệp (sử dụng để xử lý nước),…
Tuy nhiên, tiếp xúc thường xuyên với tía UV có thể gây hại, đặc biệt là gây hại cho mắt. Theo đó, một số tác hại chính của tia UV đối với mắt chúng ta có thể kể đến ở đây là:
– Gây tổn thương giác mạc: Tia UV có thể làm gia tăng nguy cơ viêm giác mạc.
– Làm gia tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
– Gây ung thư mắt: Tác động của tia UV có thể tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư mắt, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô và ung thư tế bào hắc tố.
Để bảo vệ mắt trước tác động của tia UV, đeo kính chống tia UV là rất cần thiết, đặc biệt khi ở ngoài trời, trong điều kiện nắng gắt.
2. Tròng kính chống tia UV là gì?
Tròng kính cận chống tia UV là những tròng kính có độ cận và được phủ lên bề mặt một lớp váng chống tia UV. Về cấu tạo, những tròng kính này có 2 phần cơ bản là phôi kính và lớp váng chống tia UV. Công dụng chính của lớp váng này là hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia UV lên mắt. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa tròng kính cận chống tia UV và tròng kính cận bình thường.
Khi sử dụng, tròng kính cận chống tia UV không chỉ giúp bạn cải thiện thị lực và nâng tầm diện mạo mà còn giúp bạn giảm chói do ánh sáng mặt trời khá tốt. Sức khỏe của mắt sẽ được đảm bảo, tình trạng mỏi hay đau nhức mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng sẽ được hạn chế.
3. Nhận biết tròng kính cận chống tia UV như thế nào?
Khả năng chống tia UV của tròng kính được ghi chú bằng nhiều chỉ số. Tuy nhiên, hiện nay, 2 chỉ số thể hiện khả năng chống tia UV của tròng kính phổ biến nhất là phần trăm chống tia UV và bước sóng của tia UV mà tròng kính có thể chống. Ví dụ, một tròng kính có chỉ số 80% nghĩa là 80% tia UV không thể đi qua tròng kính đó nhưng 20% còn lại thì có thể. Hoặc một tròng kính có chỉ số UV400 là tròng kính có khả năng chống mọi tia có bước sóng nhỏ hơn 400nm, nghĩa là các tia có bước sóng từ 10 – 380nm không thể đi qua tròng kính đó.
3.1. Kiểm tra thông số kỹ thuật
Vì khả năng chống tia UV của tròng kính được ghi chú bằng các chỉ số nên kiểm tra thông số kỹ thuật là cách nhận định dễ dàng nhất một tròng kính có hay không khả năng chống tia UV. Thông thường, trên tròng kính chất lượng cao sẽ có đầy đủ các thông số kỹ thuật, để người mua nắm được thông tin. Nếu bạn không tìm thấy các thông số kỹ thuật cần thiết trên tròng kính, tròng kính đó không có khả năng chống tia UV.
Hiện nay, trên thị trường lưu hành rất nhiều tròng kính giả, kém chất lượng. Để tránh tình trạng này làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, tròng kính chống tia UV chính hãng sẽ luôn có tem chống hàng giả với mã vạch riêng biệt, không thể bị làm nhái. Do đó, bạn nên kiểm tra tem chống hàng giả cũng như mã vạch trên gọng kính để chắc chắn sản phẩm là chính hãng.
3.2. Cảm nhận từ việc sử dụng tròng kính
Bạn cũng có thể nhận biết tròng kính cận chống tia UV thông qua cảm giác khi sử dụng. Cụ thể, bạn có thể đeo kính và nhìn trực tiếp mặt trời. Sau một khoảng thời gian, nếu bạn không cảm thấy quá khó chịu thì đây là tròng kính chống tia UV. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy chói và khó chịu thì đây không phải là tròng kính chống tia UV hoặc là tròng kính chống tia UV bước sóng thấp.
4. Lưu ý khi sử dụng tròng kính chống tia UV
– Nên mua tròng kính chống tia UV kích thước lớn. Tròng kính kích thước lớn sẽ che phủ toàn bộ mắt bạn, không để tia UV len lỏi qua lớp kính, gây hại cho mắt.
– Đeo tròng kính chống tia UV ngay cả khi ở trong bóng râm. Mặc dù trong bóng râm, mức độ phơi nhiễm UV và HEV không cao bằng ở ngoài trời, trong điều kiện nắng gắt, nhưng mắt bạn vẫn sẽ tiếp xúc với tia UV phản xạ từ các tòa nhà, mặt đường và các bề mặt khác. Do vậy, vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắt tổn thương.
– Tia UV tồn tại cả lúc trời nắng lẫn lúc trời mưa. Thậm chí, mưa có thể phản chiếu 80% tia UV, gần gấp đôi mức tiếp xúc với bức xạ tia cực tím khi nắng. Do đó, hãy luôn đeo tròng kính chống tia UV khi ra đường, ngay cả khi trời mưa.
– Kính áp tròng chống tia UV không thể thay thế hoàn toàn tròng kính chống tia UV. Bởi kính áp tròng chỉ che chắn giác mạc. Tia UV vẫn có thể làm tổn thương mí mắt và các mô khác không được che chắn của bạn.
Phía trên là thông tin về cách nhận biết tròng kính chống tia UV. Theo đó, bạn có thể kiểm tra thông số kỹ thuật được in trên tròng kính hoặc trực tiếp cảm nhận khả năng chống tia UV của tròng kính trong quá trình sử dụng. Nếu bạn vẫn không chắc về mức độ chống tia UV của tròng kính, ngay cả khi đã áp dụng hai cách đó, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn kỹ chi tiết hớn.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ bảo vệ được trọn vẹn sức khỏe đôi mắt. Nếu còn băn khoăn về tròng kính chống tia UV, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng, bạn nhé!