Hướng dẫn cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em an toàn là vô cùng cần thiết. Vì tuy là bệnh lành tính nhưng nếu trẻ mắc quai bị không được điều trị đúng cách có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, điếc…

1. Vì sao trẻ em mắc bệnh quai bị?

Bệnh quai bị là do virus quai bị (virus Mumps) gây ra. Đây là một loại virus rất lây lan, đặc biệt trong các khu vực đông người.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Trẻ mắc quai bị do nhiễm phải virus Mumps

Virus Mumps chứa trong nước bọt và dịch tiết từ mũi của trẻ mắc bệnh. Khi trẻ hắt hơi, hoặc cười, virus có thể lây trực tiếp cho những đứa trẻ khác hoặc bám vào các vật dụng xung quanh. Điều đặc biệt là virus quai bị có thể tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài với nhiệt độ từ 15-20 độ C, kéo dài từ 30-60 ngày. Vì vậy, nếu không vệ sinh và khử khuẩn sạch sẽ các vật dụng trong phòng và không gian sống, virus có thể tồn tại trên chúng và sau đó xâm nhập vào cơ thể trẻ khi trẻ đưa tay lên miệng hoặc mũi sau khi tiếp xúc với những đồ vật này.

Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị lây nhiễm virus quai bị thông qua việc sử dụng chung đồ với người bệnh hoặc tiếp xúc với các vật dụng đã sử dụng bởi người bệnh, như khăn giấy, ly uống nước, dụng cụ ăn hay ống hút.

Thực tế đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin quai bị có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những trẻ đã tiêm phòng. Việc tiêm phòng vắc xin quai bị giúp bảo vệ trẻ khỏi virus Mumps và giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng liên quan.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

Tình trạng sốt kéo dài là một trong những triệu chứng ban đầu thường gặp ở trẻ mắc quai bị

Sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi là một trong những triệu chứng ban đầu thường gặp ở trẻ mắc quai bị

Khoảng 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus quai bị, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng sau:

– Bé sốt nhẹ trong 1-2 ngày, sau đó sốt cao trên 38 độ C trong khoảng 3-4 ngày.

– Bé bị nhức đầu, mệt mỏi kèm cảm giác cơ thể khó chịu.

– Bé xuất hiện cảm giác ớn lạnh và sợ gió.

– Bé có biểu hiện tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.

– Tuyến nước bọt của bé sưng to và đau nhức (thường bắt đầu từ một bên và sau đó lan tỏa sang cả hai bên má).

– Bé bị đau khi nhai, nuốt thức ăn hay khi nói chuyện.

– Bé có thể bị đau tai, đau cơ, mất khẩu vị và chán ăn.

Ngoài ra, một số trẻ nam khi mới mắc bệnh quai bị còn có thể gặp tình trạng sưng và đau tinh hoàn.

3. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ mắc bệnh quai bị

Mặc dù bệnh quai bị ở trẻ em thường không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Dưới đây là các biến chứng mà trẻ có thể gặp phải khi mắc bệnh quai bị:

– Viêm não và viêm màng não: Virus quai bị có thể xâm nhập vào não bộ và gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến viêm não, viêm màng não hoặc dị tật tiểu não. Tỷ lệ trẻ bị viêm não do virus quai bị khoảng 1/5000 đến 1/1000 trường hợp.

– Viêm tinh hoàn ở bé trai: Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ độ tuổi dậy thì, gây viêm tinh hoàn với tỷ lệ lên đến 20%. Viêm tinh hoàn có thể là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới.

– Viêm buồng trứng ở bé gái: Bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng ở bé gái dậy thì, với tỷ lệ khoảng 7% trong tổng số trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị kịp thời thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của trẻ.

– Điếc tai: Virus quai bị có thể tấn công và gây tổn thương ốc tai, khiến trẻ bị điếc, thường chỉ điếc một bên tai. Tuy biến chứng này hiếm gặp, nhưng khó hồi phục và chưa có biện pháp ngăn chặn. Tỷ lệ điếc tai ở trẻ bị quai bị chỉ khoảng 1/200.000.

– Nhồi máu phổi: Đây là biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ bị quai bị, thường xảy ra sau khi bé trai bị viêm tinh hoàn. Biến chứng này khiến phổi bị tổn thương và có thể dẫn đến hoại tử vùng mô phổi.

Ngoài ra, trẻ mắc quai bị nếu không được điều trị đúng các có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, xuất huyết do giảm tiểu cầu… Đây đều là các biến chứng khó điều trị và có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của các bé sau này.

4. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em an toàn, khoa học

Trẻ xuất hiện triệu chứng nghi mắc quai bị bố mẹ nên cho bé đi khám sớm

Trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được cho đi khám bác sĩ sớm

Quai bị là bệnh do virus gây ra nên kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh này. Bố mẹ tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh để điều trị quai bị cho trẻ. Bên cạnh đó, các bố mẹ có thể tham khảo cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em an toàn, khoa học dưới đây:

– Khi trẻ xuất hiện triệu chứng nghi mắc quai bị, bố mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ sớm. Không chỉ được xác định chính xác bệnh, bé còn được bác sĩ hỗ trợ điều trị sớm để bệnh nhanh khỏi hơn.

– Sau thăm khám, bố mẹ hãy đảm bảo cho con uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Ngay cả khi trẻ có triệu chứng bệnh đỡ dần nhưng vẫn phải cho con uống thuốc đủ liều và thời gian bác sĩ đã chỉ định.

– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gian bé mắc bệnh quai bị.

– Chườm lạnh cho bé tại mang tai và chỗ bị sưng để con bớt đau hơn.

– Hãy cho bé uống đủ nước vào mỗi ngày.

– Cách ly bé với mọi người nhằm tránh bệnh lây lan.

– Duy trì cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đủ chất. Thức ăn nên được chế biến dạng lỏng để bé dễ nhai, nuốt. Đồng thời, mẹ nên tránh cho con dùng các loại thực phẩm có tính axit.

– Cho bé vệ sinh mũi và súc miệng mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý;

– Hạn chế cho bé vận động mạnh, nhất là các bé trai.

Trong quá trình điều trị bệnh quai bị tại nhà, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: sốt cao, đau đầu dữ dội, chóng mặt và nôn liên tục, cứng cổ, xuất hiện cơn co giật… Đây đều là những biểu hiện nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng cao. Bố mẹ đừng chần chừ mà hãy đưa con đến ngay Thu Cúc TCI để được các bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital