Mất ngủ ảnh hưởng đến cả thời gian và chất lượng giấc ngủ. Nguyên nhân gây khó ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ có thể do những thói quen xấu, bệnh lý hoặc do một số loại thuốc tác động. Việc nắm bắt nguyên nhân mất ngủ là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh rất quan trọng.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với một số biểu hiện như:
– Khó vào giấc ngủ
– Ngủ chập chờn
– Ngủ không sâu
– Ngủ ít, thường chỉ từ 3-4 tiếng
– Dậy sớm và khó ngủ trở lại
Người bị mất ngủ thường cảm thấy uể oải, mệt mỏi khi thức dậy, thường buồn ngủ nhưng không ngủ được. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ cần biết để phòng tránh
2.1. Nguyên nhân gây mất ngủ là gì? – Do sức khỏe tâm thần
Khó ngủ, trằn trọc ban đêm, thức dậy sớm là một trong những triệu chứng của trầm cảm. Người bị rối loạn căng thẳng sau cú sốc tâm lý thường gặp ác mộng, khó ngủ, mất ngủ kéo dài. Lo lắng, áp lực trong công việc, các vấn đề tiêu cực trong cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ mất ngủ.
2.2. Do bệnh lý
Một số bệnh lý gây ra các triệu chứng đau nhức, khó thở cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Người có bệnh tật thường căng thẳng, mệt mỏi, lo âu nên cũng thường xuyên trằn trọc, thức giấc nửa đêm.
Người mắc các bệnh lý, bệnh nền như đái tháo đường, bệnh tim, bệnh xương khớp, … thường có xu hướng dễ bị mất ngủ. Do đó, khi bị mất ngủ, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách điều trị phù hợp.
2.3. Nguyên nhân mất ngủ là gì? – Do chứng ngưng thở khi ngủ
Triệu chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
– Ngủ ban ngày quá nhiều
– Ngáy to ngắt quãng kèm với nghẹt thở, nghẹt mũi
– Thở hổn hển
– Đau nhức đầu
– Ngủ không yên
– Dễ tỉnh giấc
– Tiểu đêm
Những triệu chứng trên đây đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, bệnh tim mạch, … và gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
2.4. Ảnh hưởng của thuốc
Nhiều người băn khoăn nguyên nhân gây mất ngủ là gì? Chuyên gia tại Thu Cúc TCI cho biết triệu chứng khó ngủ, trằn trọc lâu có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc trong điều trị. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, sử dụng chất kích thích, uống rượu, … cũng có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.
3. Một số phương pháp điều trị mất ngủ và các lưu ý
Người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng mất ngủ. Khi có kết luận nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các cách sau đây:
3.1. Thông tin cách điều trị mất ngủ không dùng thuốc
3.1.1. Liệu pháp tâm lý
Điều trị mất ngủ bằng liệu pháp tâm lý là một cách cải thiện chứng mất ngủ không cần dùng đến thuốc. Người bệnh có thể được tư vấn bởi các chuyên gia tâm lý, đưa ra những giải pháp cho tình trạng này. Nguyên tắc quan trọng nhất là người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng.
Người bị mất ngủ có thể lựa chọn cách chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp để giải tỏa căng thẳng, âu lo.
3.1.2. Tập yoga
Tập luyện các động tác yoga cũng là cách điều trị mất ngủ được nhiều người lựa chọn. Theo nhiều nghiên cứu, có đến 85% người tập yoga cảm thấy tinh thần thoải mái và có 55% người ngủ ngon hơn sau khi tập. Các bài tập yoga giúp khí huyết lưu thông, giãn cơ, giảm đau nhức từ đó giúp chúng ta dễ ngủ, ngủ sâu hơn.
3.1.3. Châm cứu
Châm cứu cũng là cách chữa mất ngủ không dùng thuốc có tác dụng nhất định. Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp, uy tín để thực hiện châm cứu. Phương pháp này cải thiện các cơn đau mỏi, xua tan căng thẳng từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3.1.4. Bấm huyệt
Một cách chữa mất ngủ được nhiều người biết đến và áp dụng chính là phương pháp xoa bóp bấm huyết mục đích đả thông kinh huyệt. Theo y học cổ truyền, bấm huyết kích thích huyệt đạo tương ứng với các khía cạnh sức khỏe khác nhau. Bấm huyết cũng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần, xua tan mệt mỏi căng thẳng. Khi tinh thần thoải mái, bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
3.1.5. Massage
Nếu bạn khó ngủ ngắn ngày, bạn có thể áp dụng phương pháp massage. Các động tác massage phải vùng đầu, mặt kích thích máu lưu thông lên não hiệu quả. Khi đó, chất lượng giấc ngủ cải thiện và bạn cảm thấy khỏe khoắn, sảng khoái sau khi ngủ dậy.
3.1.6. Lưu ý khi điều trị mất ngủ không dùng thuốc
Chuyên gia Nội thần kinh Thu Cúc TCI cho biết những phương pháp trên đây chỉ dành cho người mất ngủ trong thời gian ngắn hoặc mang tính chất hỗ trợ. Bạn không nên chỉ áp dụng những cách trên mà lơ là việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.
Việc kéo dài tình trạng mất ngủ sẽ gây khó khăn trong điều trị, tốn nhiều thời gian, công sức. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo trong thời gian dài khiến sức khỏe tinh thần suy kiệt, kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng.
3.2. Phương pháp sử dụng thuốc
Với những người bị mất ngủ mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đặc trị với công dụng an thần, bình thần, giúp dễ ngủ hơn.
Người bệnh cần lưu ý các loại thuốc kê đơn không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài. Vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
– Chóng mặt
– Buồn ngủ, ngủ nhiều vào ban ngày
– Suy giảm nhận thức
– Phụ thuộc thuốc
– Nhờn thuốc
Vì vậy, những loại thuốc dành cho điều trị mất ngủ phải được kê đơn, hướng dẫn liều lượng uống bởi bác sĩ. Người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ và báo ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Có thể thấy, mất ngủ là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống của người bệnh. Hi vọng thông qua bài viết, mỗi người đã hiểu mất ngủ là gì để từ đó có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống.