Hẹp lỗ liên hợp đốt sống: Nguyên nhân và triệu chứng

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống là một dạng bệnh lý khá phổ biến. Tuy nhiên người bệnh thường bỏ qua do chủ quan và chỉ phát hiện khi bệnh đã nặng dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh qua bài viết sau.

1. Bệnh hẹp lỗ liên hợp đốt sống là gì?

Lỗ liên hợp đốt sống, lỗ liên hợp cột sosongluwu  hay lỗ ghép đốt sống là cấu trúc đặc biệt hình ở các đốt sống, là nơi để hệ thống dây thần kinh và mạch máu đi qua. Hẹp lỗ liên hợp đốt sống là một bệnh lý rất hay gặp ở các đốt sống cổ và các đốt sống thắt lưng do thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, lão hóa hoặc di truyền. Trong đó, các lỗ liên hợp đốt sống cổ thường bị hẹp nhiều hơn cả bởi đây là vị trí thường chịu nhiều tổn thương, tác động đến từ bên ngoài, gây chèn ép và tạo áp lực lên các rễ thần kinh. Từ đó, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Hẹp lỗ liên hợp đốt sống là bệnh gì

Lỗ liên hợp đốt sống có thể bị nghẽn hẹp, chèn ép dây thần kinh và mạch máu do thoát hóa, thoát vị đĩa đệm,…

2. Triệu chứng bệnh hẹp lỗ liên hợp cột sống

Các triệu chứng của hẹp lỗ liên hợp thường khá dễ nhận biết, bao gồm:

2.1 Đau vùng cổ liên tục

Đau cổ, khó chịu thường xuyên ở vùng cổ là triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị hẹp lỗ liên hợp. Nguyên nhân là do dây thần kinh và mạch máu tại lỗ liên hợp bị chèn ép dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu. Tình trạng đau ngày càng nặng lên, đau lần sau nhiều hơn lần trước. Người bệnh có thể giảm đau khi uống thuốc nhưng rồi lại tái phát.

2.2 Vùng cổ co cứng, khó vận động

Những người có lỗ liên hợp hẹp có thể bị cứng cổ, khó xoay lắc, di chuyển. Người bệnh cũng có thể gặp tình trạng này mỗi khi ngủ dậy do máu chưa kịp lưu thông sau một đêm dài. Ngoài ra, những người ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng rất dễ bị cứng cổ, thậm chí khi muốn xoay chuyển cần dùng tay để đẩy từ từ cổ về vị trí ban đầu. Lâu dần phần cổ gần vai có thể vẹo sang một bên.

2.3 Tê bì cánh tay

Khi bệnh nặng, các dây thần kinh bị chèn ép nhiều, người bệnh có thể gặp tình trạng tê bì cánh tay, thậm chí mất kiểm soát hoạt động di chuyển của cánh tay.

2.4 Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Các dây thần kinh hoặc mạch máu bị chèn ép có thể gây thiếu máu lên não, gây hoa mắt, chóng mặt. Thiếu máu đến các cơ quan trong cơ thể khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó chịu.

Triệu chứng hẹp lỗ liên hợp

Đau cổ thường xuyên, cứng cổ có thể là biểu hiện hẹp lỗ ghép cột sống.

3. Hẹp lỗ liên hợp đốt sống có nguy hiểm không?

Thực tế chứng hẹp lỗ liên hợp cột sống không quá phức tạp. Tuy nhiên đây là nơi bảo vệ nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài thì không chỉ gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra biến chứng liệt, teo cơ, mất kiểm soát chức năng cầm nắm.

Vì thế khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ hẹp lỗ liên hợp, bạn cần đến ngay bệnh viện kiểm tra để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Trong các lỗ liên hợp thì lỗ C4 là vị trí giao giữa các đốt sống, là xuất phát điểm của rễ dây thần kinh quan trọng. Khi lỗ này bị chèn ép sẽ khiến cho các đốt sống giao nhau bị bào mòn, tổn thương nghiêm trọng, gây áp lực cho cột sống và tạo nên những cơn đau nhức kéo đến liên tục. Cơn đau dữ dội hơn khiến người bệnh vô cùng khổ sở.

4. Cách chẩn đoán và điều trị hẹp lỗ đốt sống

4.1 Chẩn đoán hẹp lỗ liên hợp đốt sống

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hẹp lỗ đốt sống có nhiều điểm khá tương đồng với các bệnh lý cơ xương khớp khác. Do vậy cách tốt nhất để phát hiện bệnh này đó là chụp Xquang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Dựa vào các kết quả chẩn đoán chính xác, các bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp.

4.2 Điều trị hẹp lỗ liên hợp đốt sống

Việc điều trị hẹp lỗ liên hợp nhằm mục tiêu giảm nhẹ các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghẽn hẹp và chèn ép, gồm:

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính thường được chỉ định cho bệnh nhân bị hẹp lỗ tiếp hợp đốt sống. Trong đó, loại phẫu thuật thường được sử dụng là phẫu thuật nội soi. Phương pháp này giúp giải phóng lỗ liên hợp cột sống, mở rộng đường ra của rễ thần kinh cổ, giải nén thần kinh và tủy sống, từ đó khắc phục các triệu chứng một cách hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu thuật được mà phải dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe thực tế của người bệnh.

Chẩn đoán hẹp lỗ tiếp hợp cột sống

X-quang và MRI là các phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh hẹp nghẽn lỗ đốt sống.

Điều trị bảo tồn

Trong trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật, các phương pháp bảo tồn cũng có thể được áp dụng. Các phương pháp điều trị bảo tồn cho các bệnh nhân bị hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ gồm:

– Điều trị bằng thuốc: Để giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm.

– Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các bài tập vận động nhằm kéo giãn nhẹ nhàng, hỗ trợ giải phóng các rễ thần kinh, giảm đau, châm chích, tê bì. Đồng thời cải thiện sức mạnh cơ bắp và khả năng giữ thăng bằng. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ, hỗ trợ ổn định cột sống cổ, giúp  bệnh nhân nhanh trở về với các hoạt động bình thường.

– Liệu pháp thay thế: Châm cứu, xoa bóp, chườm nóng có thể được lựa chọn để kích thích các huyệt đạo, thư giãn cơ,… từ đó giúp cải thiện bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý từ chế độ dinh dưỡng đến việc tập luyện hàng ngày khoa học để phòng tránh bệnh và đẩy lùi triệu chứng nếu đang mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng hẹp lỗ liên hợp đốt sống, hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này để nhận diện, thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ và có nhu cầu thăm khám chuyên khoa Cơ xương khớp, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và đăng ký khám nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital