Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở trẻ
Trẻ em bị ha đường huyết do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là chế độ ăn uống không đầy đủ, đúng bữa. Con trẻ thường mải chơi nên hay nhịn ăn, khi đói, thân nhiệt trẻ dễ hạ thấp, lượng đường huyết trong máu giảm. Nếu như ba mẹ không bổ sung kịp thời thức ăn và dinh dưỡng cho bé,lượng đường huyết trong máu của trẻ sẽ bị suy giảm.
Ngoài ra, trẻ bị hạ đường huyết cũng có thể do các nguyên nhân sau đây mà ba mẹ cần đặc biệt chú ý:
– Trẻ bị suy dinh dưỡng
– Trẻ sơ sinh nhẹ cân, ngạt, hạ thân nhiệt
– Bệnh lý bẩm sinh chuyển hóa
– Hội chứng Beckwith -Weidemann
– U tụy tạng insuline
– Suy thượng thận cấp
– Bệnh nặng: nhiễm khuẩn huyết, sốt rét nặng
– Tiền căn tiểu đường đang điều trị
– Chấn thương, tiếp xúc độc chất (để chẩn đoán phân biệt).
2. Biểu hiện hạ đường huyết ở trẻ
Trẻ em bị hạ đường huyết (đường huyết thấp) thường có các biểu hiện tùy thuộc vào mức độ đường huyết giảm là nhiều hay ít.
2.1 Hạ đường huyết ở mức độ nhẹ
– Trẻ cảm thấy đói bụng, có thể thấy đói cồn cào
– Nhức đầu, hoa mắt, vã mồ hôi, mệt lả, run tay
– Tay chân lạnh, mạch nhanh
– Trẻ sơ sinh: bỏ bú, khóc yếu, mệt lả, lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh
2.2 Hạ đường huyết ở mức độ nặng
– Hôn mê, co giật, ngừng thở
– Giảm trương lực cơ
– Rối loạn tri giác, lừ đừ
– Rồi loạn hô hấp, nhịp tim, huyết áp
– Hạ đường huyết kéo dài gây tổn thương não có thể không hồi phục.
3. Chẩn đoán và điều trị hạ đường huyết ở trẻ em
3.1 Hạ đường huyết ở trẻ em mức độ nhẹ (do trẻ nhịn ăn, đói)
– Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa…Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
– Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.
3.2 Hạ đường huyết nặng do bệnh lý
3.2.1 Chẩn đoán
Trẻ bị hạ đường huyết do bệnh lý cần phải được định hướng glucose máu một cách chính xác, không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm cận lâm sàng gồm có:
– Dextrostix
– Đường huyết
– Nồng độ insuline máu (hạ đường huyết kéo dài nghi u tụy).
– Nồng độ cortison máu (nghi suy thượng thận cấp)
– Xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt khi cần: công thức máu,…
=> Khi lượng đường huyết (Dextrostix) < 40 mg/dl (<2,2 mmlo/l) trẻ bị hạ đường huyết. Khi này để lượng đường huyết không suy giảm kéo dài, cần thực hiện đúng theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
3.2.2 Điều trị
* Nguyên tắc điều trị
– Truyền đường ưu trương.
– Giữ đường huyết ở mức 4-8 mmol/l.
– Điều trị sớm ngay khi có kết quả Dextrostix hoặc nghi ngờ hạ đường huyết.
– Sớm chuyển sang bú đường qua đường miệng.
* Điều trị
– Mục tiêu truyền đường ưu trương, giữ đường huyết mức 4-8 mmol/l.
– Hạ đường huyết nhẹ, trẻ còn tỉnh
– Cho uống sữa
– Uống nước đường: 4 muỗng cà phê đường (20 g) pha trong 200 ml nước chín.
– Điều trị hôn mê hạ đường huyết (tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa).
– Điều trị về sau:
+ Thường trẻ nhanh chóng tỉnh lại sau khi truyền dung dịch đường ưu trương. Tuy nhiên nếu hạ đường huyết nặng và kéo dài, trẻ sẽ chưa tỉnh lại ngay.
+ Khi trẻ tỉnh táo kèm mức đường huyết > 45 mg/dl (2,5 mmol/l), cần xét nghiệm ít nhất 2 lần, đổi sang đường miệng cho ăn hoặc bú sữa.
– Theo dõi trẻ.
Hạ đường huyết ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu như ba mẹ biết cách nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị hạ đường huyết, ba mẹ theo dõi trẻ và đưa con đến khám sớm tại chuyên khoa Nhi Thu Cúc.