[Góc băn khoăn]: Trào ngược dạ dày ăn bánh mì có tốt không?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Trào ngược dạ dày ăn bánh mì có tốt không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bài viết này, TCI cùng bạn tìm hiểu về bệnh lý này cũng như trả lời câu hỏi: Trào ngược dạ dày thực quản có nên ăn bánh mì không.

1. Sơ lược về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, khi thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày, cơ thắt thực quản dưới sẽ đóng kín lại để ngăn chặn sự trào ngược của thức ăn và dịch vị. Tuy nhiên, ở những người bị trào ngược dạ dày, chức năng của cơ thắt này bị suy yếu, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và có thể dẫn đến tổn thương thực quản, thanh quản và các cơ quan liên quan.

Ngoài ra, việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, và đồ uống có chứa caffeine cũng là những yếu tố góp phần làm tổn thương dạ dày.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày là bước rất quan trọng để xác định và đánh giá bệnh, từ đó đưa ra các phương án điều trị thích hợp. Hiện nay, phương pháp đo pH thực quản 24h được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và đánh giá GERD. Ngoài ra, các bác sĩ còn thực hiện một số phương pháp khác như đo HRM thực quản giúp đánh giá chức năng của thực quản và cơ vòng thực quản dưới (LES), phương pháp truyền thống như nội soi, chụp x-quang,..

Thu Cúc TCI hiện đang là đơn vị dẫn đầu trong ứng dụng đo pH thực quản và đo HRM vào chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh lý liên quan.

Bệnh trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em

Bệnh trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em

2. Giải đáp câu hỏi: Trào ngược dạ dày có nên ăn bánh mì không?

2.1. Trào ngược dạ dày ăn bánh mì được không?

Về cơ bản, bánh mì là một thực phẩm được tạo ra từ việc pha trộn bột mì với nước và nướng chín. Nó phổ biến trên toàn thế giới và có nhiều loại khác nhau, từ hình dạng, kích thước đến kết cấu, tùy theo vùng miền.

Những người có vấn đề về hệ tiêu hóa thường thắc mắc “Có nên ăn bánh mì khi bị trào ngược dạ dày không?”. Câu trả lời là có.

Bánh mì có đặc tính khô, giúp hấp thụ bớt axit trong dạ dày, từ đó làm giảm bớt các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi và khó tiêu. Nó cũng có tác dụng như một lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, giúp hạn chế tình trạng trào ngược axit lên thực quản. Ngoài ra, chất xơ trong bánh mì còn hỗ trợ quá trình co bóp dạ dày, giúp tránh hiện tượng thức ăn tồn đọng gây trào ngược.

Trào ngược dạ dày ăn bánh mì được không

Trào ngược dạ dày có ăn được bánh mì được không?

2.2. Trào ngược dạ dày ăn bánh mì cần lưu ý điều gì?

Khi bị trào ngược dạ dày và muốn ăn bánh mì, bạn nên chú ý một số điều sau để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn:

– Chọn loại bánh mì phù hợp: Ưu tiên các loại bánh mì mềm, ít hoặc không có men. Tránh các loại bánh mì cứng, bánh mì vỏ dày hoặc bánh mì nguyên hạt, vì chúng có thể khó tiêu và gây kích ứng cho dạ dày.

– Hạn chế bánh mì có gia vị mạnh: Tránh các loại bánh mì có chứa gia vị cay, hành, tỏi hoặc các thành phần có thể kích thích niêm mạc dạ dày và thực quản.

– Ăn bánh mì cùng thực phẩm nhẹ nhàng: Kết hợp bánh mì với các thực phẩm nhẹ nhàng như rau củ, thịt nạc hoặc sữa chua không đường để giảm tải cho dạ dày và giúp dễ tiêu hóa hơn.

– Ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm rãi và nhai kỹ bánh mì trước khi nuốt để giảm áp lực lên dạ dày và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

– Ăn vào thời điểm phù hợp: Tránh ăn bánh mì quá gần giờ đi ngủ, vì nằm xuống ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit.

–  Kiểm soát lượng ăn: Bệnh nhân trào ngược dạ dày không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, hãy chia nhỏ bữa ăn để giảm tải cho dạ dày.

Những lưu ý này sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu liên quan đến trào ngược dạ dày khi ăn bánh mì.

3. Một số thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Bên cạnh chẩn đoán và điều trị chuyên khoa, việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh là rất quan trọng trong đẩy lùi các bệnh lý tiêu hóa. Trào ngược dạ dày cũng không phải là một ngoại lệ, ngoài ăn bánh mì, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm sau:

3.1. Gừng, nghệ vàng giúp giảm trào ngược, tốt cho dạ dày

Từ thời xa xưa, hai loại củ này đã được sử dụng như những gia vị đặc biệt, không thể thiếu trong nhiều món ăn. Với đặc tính kháng viêm, gừng và nghệ còn được dùng để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả trào ngược dạ dày. Gừng có khả năng giảm thiểu sự trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản, trong khi nghệ chứa nhiều curcumin giúp chữa lành các tổn thương ở dạ dày.

3.2. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại đậu

Đậu và rau củ giàu chất xơ chứa các axit amin thiết yếu cho người bị trào ngược. Tuy nhiên, hãy ngâm đậu khô trước khi nấu và sau đó ninh nhừ để sử dụng, vì một số loại đậu có chứa carbohydrate phức tạp có thể gây đầy hơi nếu không nấu chín kỹ.

3.3. Yến mạch

Có thể bạn chưa biết, yến mạch không chỉ là một thực phẩm làm đẹp phổ biến cho phụ nữ mà còn có tác dụng tốt đối với những người bị trào ngược dạ dày. Yến mạch chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thụ tốt lượng axit dư thừa nhờ vào hàm lượng chất xơ tự nhiên cao.

Yến mạch giàu chất xơ, tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

Yến mạch giàu chất xơ, tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày

3.3. Sữa chua giúp tăng sức khỏe đường tiêu hóa

Sữa chua giàu lợi khuẩn, hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa, bao gồm cả trào ngược dạ dày và giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Bài viết vừa giúp bạn tìm hiểu những thông tin về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng như giải đáp câu hỏi: Bệnh trào ngược dạ dày ăn bánh mì có tốt không. Ngoài ra, bài viết gợi ý cho bạn một số thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Cần tuân thủ điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động lành mạnh, phù hợp để đẩy lùi bệnh lý này một cách dễ dàng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital