Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi là bệnh lý thường gặp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy bệnh viêm phế quản ở trẻ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh lý như thế nào? Cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích và cần thiết nhé.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ nỏ do những nguyên nhân nào?
– Sự xâm nhập và tấn công của các loại virus, vi khuẩn có hại như: tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm là nguyên nhân hàng đầu khiến gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
– Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng kém, do đó cơ thể dễ bị cảm lạnh, đây chính là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ.
– Đặc biệt, trẻ thuộc nhóm các đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc viêm phế quản hơn các đối tượng trẻ khác:
+ Trẻ phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
+ Trẻ sống ở không gian chật chội, ẩm mốc, chật chội, không đảm bảo vệ sinh…
+ Trẻ nhỏ bị sinh non, thừa cân, béo phì…
2. Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi có những biểu hiện như thế nào?
Sau đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị viêm phế quản mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết:
– Họng trẻ đỏ, đau.
– Trẻ bị ho khan, ho có đờm nhiều và kéo dài.
– Nhịp thở nhanh và ngắn hơn bình thường.
– Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, kém hoạt động, nôn trớ.
– Trẻ có thể sốt đến sốt cao từ 39 – 40 độ C
– Dịch mũi nhiều, có màu xanh, vàng, hơi thở khò khè.
Ở giai đoạn tiền phát, viêm phế quản ở trẻ có triệu chứng gần giống với bệnh viêm họng hay ho, sốt thông thường. Do đó, các bậc phụ huynh rất dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện bệnh lý một cách sớm nhất và chính xác.
Chính điều này có thể khiến tình trạng bệnh lý của trẻ kéo dài và dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp… thậm chí là tử vong. Do đó, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời, phòng tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra với trẻ.
3. Trẻ 1 tuổi bị viêm phế quản cha mẹ cần lưu ý những gì?
Trẻ 1 bị viêm phế quản có thể được chữa khỏi bệnh nếu như cha mẹ sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Do đó, khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần lưu một số điểm dưới đây:
– Cần giữ ấm cho cơ thể của trẻ, phòng tránh tình trạng để trẻ bị lạnh, khiến tình trạng bệnh càng phát triển nặng hơn.
– Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú thì cần tăng cường lượng sữa cho trẻ bú bởi sốt cao có thể khiến trẻ mất nước và điện giải.
– Cần chú ý vệ sinh tai, mũi, họng của trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh hoặc bằng nước ấm.
– Đặc biệt, khi trẻ bị sốt dưới 38,5°C cha nên lau người bằng nước ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Nếu trẻ sốt cao hơn 38,5°C trở lên
thì cần hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt, liều lượng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Bên cạnh việc điều trị thì cha mẹ cần chú trọng tới chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày của trẻ, nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
– Trẻ 1 tuổi ngoài bú sữa mẹ, trẻ đã có thể ăn dặm, do đó cha mẹ cần lự chọn cho trẻ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo; ngũ cốc; sữa chua; trứng…
– Lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm: canh, cháo, súp…
– Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung nước trái cây, rau củ, nước điện giải để bổ sung lượng nước đã bị mất do sốt cao gây ra đồng thời tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
– Cần chú ý chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.
– Tuyệt đối tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như: ớt, hạt tiêu, gừng,… bởi chúng có thể gây kích thích niêm mạc ở phế quản, khiến trẻ đau đớn, khó chịu và lâu khỏi bệnh.
Trẻ 1 tuổi bị viêm phế quản có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Do đó, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, cha mẹ cần áp dụng thực hiện các phương pháp phòng ngừa để giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.