Bệnh đột quỵ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe và tính mạng người bệnh, từ tổn thương não bộ, tàn tật thậm chí tử vong. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm nguy cơ đột quỵ nhờ thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng phù hợp, có lợi.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu về đột quỵ để xây dựng chế độ dinh dưỡng có lợi
Đột quỵ là một dạng tổn thương não bộ xảy ra do dòng máu cung cấp cho não giảm đáng kể hoặc bị gián đoạn một cách đột ngột. Lúc đó, não bị thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não, dẫn đến tình trạng tế bào não tổn thương nặng nề và chết đi trong vài phút.
Hậu quả đột quỵ gây ra rất nghiêm trọng, cụ thể như sau:
– Tê liệt, yếu một bên hoặc toàn bộ cơ thể
– Khó nuốt, khó cử động
– Gặp vấn đề về thị giác (nhìn mờ, có điểm mù, …)
– Khó khăn trong giao tiếp
– Rối loạn cảm xúc
– Sống thực vật
– Nặng nhất gây tử vong
2. Giảm nguy cơ đột quỵ bằng các thói quen ăn uống
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng đột quỵ diễn ra bất ngờ nên không thể phòng ngừa. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học đã chứng minh với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và chăm sóc sức khỏe đều đặn có thể giảm nguy cơ đột quỵ.
2.1. Giảm nguy cơ đột quỵ bằng bổ sung chất béo lành mạnh, axit béo omega-3
Thực phẩm giàu omega-3 kiềm chế sự tích tụ mảng bám bên trong mạch máu, giúp máu lưu thông. Do đó, chúng có thể ngăn ngừa đột quỵ do cục máu đông hoặc nghẽn động mạch. Bạn có thể bổ sung chất béo lành mạnh qua việc ăn bơ, cá hồi, cá thu, hạt óc chó, … và sử dụng dầu oliu để chế biến.
2.2. Ăn ít natri
Chế độ ăn uống nhiều natri có liên quan đến tăng huyết áp, đây lại là yếu tố hàng đầu gây đột quỵ. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, chế độ ăn của người bình thường chỉ nên tiêu thụ khoảng 1.500 mg natri mỗi ngày.
2.3. Ăn nhiều chất xơ giảm nguy cơ đột quỵ
Một nghiên cứu thực hiện trên 8900 người cho kết quả ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Chuyên gia gợi ý:
– Tăng cường ăn trái cây tươi, rau củ trong mỗi bữa ăn
– Ưu tiên lựa chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa
– Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ trong đậu, hạt chia, yến mạch, …
2.4. Hạn chế thịt đỏ
Mỗi người nên giảm lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn mỗi ngày vì thịt đỏ có hàm lượng chất béo bão hòa cao.
2.5. Tránh ép cân, giảm cân phản khoa học
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ nhưng không phải vì thế mà giảm cân bằng mọi cách.
– Nên ăn uống cân bằng, đủ chất, ưu tiên các món tốt cho sức khỏe
– Tăng cường tập thể dục, vận động đều đặn mỗi ngày
– Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
Tránh áp dụng các phương pháp giảm cân phản khoa học sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3. Gợi ý các thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ
3.1. Rau màu xanh đậm
Rau lá màu xanh đậm giàu chất xơ, ít chất béo và hàm lượng calories thấp. Tăng cường ăn rau lá xanh đậm giúp kiểm soát cân nặng, duy trì huyết áp. Một số loại rau mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày bao gồm:
– Rau muống
– Rau mồng tơi
– Rau cải
– Bông cải xanh
3.2. Cá hồi
Cá hồi luôn là thực phẩm được chuyên gia khuyên nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng, vì:
– Cung cấp hàm lượng lớn axit béo omega-3 cho cơ thể
– Hỗ trợ kiểm soát huyết áp
– Giảm lượng cholesterol xấu
– Cải thiện sức khỏe tim mạch
Với những lý do trên, cá hồi có thể giúp phòng ngừa đột quỵ.
3.3. Khoai lang
Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao, khả năng chống oxy hóa. Ăn khoai lang đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Hỗ trợ giảm cân
– Ngăn chặn sự tấn công của cholesterol xấu
– Ngăn ngừa đột quỵ
3.4. Các loại hạt đậu
Đậu cung cấp protein và chất xơ dồi dào, đồng thời chứa ít chất béo. Bên cạnh đó đậu còn cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin thiết yếu như:
– Vitamin A
– Vitamin B1
– Sắt
– Magie
Để phòng ngừa đột quỵ, hãy tăng cường tiêu thụ các loại đậu bao gồm:
– Đậu tương
– Đậu đen
– Đậu hà lan
– Đậu nành
3.5. Cà chua chín
Cà chua chín chứa nhiều vitamin A, vitamin C, tốt cho não bộ và hệ thần kinh nhờ đó có thể ngăn ngừa đột quỵ. Lycopene trong cà chua còn có thể ngừa ung thư, bảo vệ tế bào não khỏi tác động của oxy hóa. Bên cạnh đó, cà chua còn giúp:
– Thanh nhiệt, giải độc
– Điều hòa cơ thể
– Hạ huyết áp
3.6. Các loại hạt dinh dưỡng
Các loại hạt đều giàu chất xơ, vitamin, omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, các loại hạt còn đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:
– Cân bằng đường huyết
– Giảm viêm nhiễm
– Phòng ngừa bệnh tim mạch cũng như ung thư
Do đó, hãy tăng cường bổ sung các loại hạt bao gồm:
– Hạt óc chó
– Hạnh nhân
– Hạt điều
– Ngũ cốc
– Hạt chia
– Hạt mắc ca
3.7. Chuối
Món ăn tiếp theo trong danh sách thực phẩm giúp ngừa đột quỵ đó là chuối. Chuối chứa nhiều kali, chất xơ nên đem đến nhiều công dụng cho sức khỏe, cụ thể:
– Điều hòa huyết áp
– Giảm mức cholesterol
– Cải thiện lưu thông máu
Vì vậy, hãy ăn chuối nhiều hơn để giảm nguy cơ đột quỵ cũng như bệnh tim mạch.
3.8. Sản phẩm từ bơ sữa, sữa hạt
Các sản phẩm từ bơ sữa cung cấp nhiều dưỡng chất gồm:
– Canxi
– Kali
– Magie
Đặc biệt, sữa đậu nành còn là thức uống phù hợp cho người có áp lực máu cao và hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, bạn nên uống sữa ít đường, ít béo để kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả.
4. Nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ
Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học, mỗi người cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe. Thăm khám sức khỏe và tầm soát nguy cơ đột quỵ là việc làm nên thực hiện định kỳ. Mỗi người nên chủ động tầm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ để phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ có thể tư vấn cách xử trí cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp.