Giải đáp: Viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Đỗ Hoàng Hoan

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Chế độ ăn uống của người bị bệnh viêm đại tràng rất quan trọng trong quá trình điều trị. Nhiều bệnh nhân thắc mắc: “Viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không?”. Trong bài viết này, mời quý độc giả cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu và giải đáp.

1. Người viêm đại tràng có được uống sữa đậu nành?

1.1. Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là hiện tượng xuất hiện các viêm dạng mô bên trong gây ra sưng, đỏ, loét niêm mạc đại tràng. Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm xâm nhập và gây tổn thương đại tràng. Ngoài ra thiếu máu hoặc tổn thương đại tràng miễn dịch không rõ nguyên nhân cũng gây ra bệnh viêm đại tràng. Đây là một bệnh tiêu hóa phổ biến, nhiều người mắc. Vì là bệnh tiêu hóa, chế độ ăn uống của người bệnh là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình chữa trị bệnh.

1.2. Viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không – giải đáp

Như chúng ta biết, sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể đang cần bổ sung dưỡng chất. Đối với người bệnh viêm đại tràng, các bác sĩ khẳng định là có thể uống sữa. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên dùng một số loại sữa cụ thể. Nguyên nhân là khi đại tràng bị viêm, ruột sẽ không sản sinh ra men lactese nên không thể cắt lactose có trong một số loại sữa thành dạng đường đơn để cơ thể có thể hấp thụ.

Tuy vậy, sữa đậu nành lại không chứa lactose. Sữa đậu nành giàu protein, acid béo không no, các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Sữa đậu nành không gây ra các ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa nói chung và đến đại tràng nói riêng. Chúng cũng không có tác động tiêu cực đến quá trình hấp thụ hay gây ra hiện tượng khó tiêu cho người bệnh viêm đại tràng.

Chính vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi trên là “Hoàn toàn có thể sử dụng”. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng loại sữa ngon và nhiều chất dinh dưỡng này.

viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không

Viêm đại tràng có thể uống sữa đậu nành và nhiều loại sữa hạt khác

2. Người bị bệnh viêm đại tràng cần tránh loại sữa nào?

Như đã nói, người bị bệnh đại tràng thường có những vấn đề về việc dung nạp lactose. Cơ thể người bệnh sẽ thiếu hụt men lactase. Đây là loại men cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Thiếu chúng, đường lactose sẽ không được chuyển hóa thành hai loại đường đơn là glucose và galactose. Điều này dẫn đến việc người bệnh xuất hiện triệu chứng không dung nạp lactose. Theo một vài nghiên cứu, lactose có thể gây đau, đầy hơi và tiêu chảy ở người bị viêm đường ruột nói chung.

Sữa bò chính là loại sữa được gọi tên hàng đầu trong danh sách thực phẩm cần tránh khi bị bệnh viêm đại tràng. Đường trong sữa bò thông thường là đường lactose, nằm trong nhóm FODMAPs (FODMAPs là nhóm đường mà hệ tiêu hóa thường hay gặp khó khăn khi hấp thụ). Người viêm loét đại tràng không nên sử dụng các thực phẩm chứa lượng FODMAP cao như sữa bò để không làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.

Nếu vẫn muốn dùng sữa bò, người bệnh cần phải dùng sữa đã tách béo hoặc các loại pho mát, sữa chua,… Những loại thực phẩm này đã được chế biến, hạn chế tối đa đường lactose. Bệnh nhân viêm đại tràng sẽ giảm nguy cơ không dung nạp lactose. Nhờ đó, các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,.. sẽ không xuất hiện gây khó chịu.

Loại bỏ lactose trong khẩu phần ăn để giảm triệu chứng bệnh

Loại bỏ lactose trong khẩu phần ăn để giảm triệu chứng bệnh

3. Người bị viêm đại tràng nên uống sữa như thế nào?

3.1. Những loại sữa nên dùng

Theo các giải thích như trên, người bệnh cần chọn các loại sữa không chứa lactose. Có thể kể đến một số loại sữa có thể sử dụng như sau:

– Sữa đậu nành: Sữa đậu nành có chất dinh dưỡng không thua kém gì các loại sữa khác, lại dễ hấp thụ. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn lưu ý với người bệnh là không nên lạm dụng loại sữa này. Nên sử dụng với một lượng phù hợp, tối đa 500ml một ngày. Ngoài ra, khi uống sữa đậu nành, người bệnh nên uống sữa đậu nành nguyên chất, hạn chế cho đường. Càng nhiều đường càng đặt nhiều gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Để bảo vệ đại tràng, đậu nành cần được lựa chọn và vệ sinh kỹ càng trước khi chế biến nếu chọn sữa tự nấu. Ngoài ra cần đun sôi sữa để loại bỏ các vi khuẩn.

– Sữa chua: Nhắc đến thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa không thể không nhắc đến sữa chua. Sữa chua giàu protein, vitamin, khoáng chất, canxi, kẽm, sắt,.. Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều các lợi khuẩn tốt và kích thích tiêu hóa. Không chỉ người bệnh viêm đại tràng mà người bình thường cũng nên sử dụng sữa chua để bảo vệ hệ tiêu hóa và hạn chế các vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, vẫn chỉ nên ăn vừa đủ để có được hiệu quả cao.

Người viêm đại tràng vẫn có thể sử dụng sữa chua

Người viêm đại tràng vẫn có thể sử dụng sữa chua

– Các loại sữa hạt khác: Các loại sữa hạt như sữa óc chó, sữa hạnh nhân, sữa mè đen. Loại sữa này có hàm lượng chất dinh dưỡng lớn, không chứa lactose gây hại cho người bệnh.

– Sữa công thức: Một số loại sữa công thức được sản xuất dành cho người bị bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên người bệnh phải pha theo đúng hướng dẫn để đạt được hiệu quả cao.

3.2. Những lưu ý khi uống sữa người bệnh đại tràng cần biết

Người bệnh không chỉ cần chọn đúng sữa, mà còn cần uống đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng sữa dành cho người bệnh:

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại sữa nên sử dụng khi bị bệnh.

– Cân nhắc các loại sữa có hàm lượng dinh dưỡng quá cao.

– Không nên lạm dụng sữa. Dù là loại sữa nào cũng chỉ nên uống 1-2 ly một ngày.

– Nên uống sữa ấm, không nên sử dụng sữa cùng với đá lạnh. Uống sữa kèm đá có thể gây tiêu chảy.

– Tránh uống sữa chung với thuốc hoặc kháng sinh. Sữa có thể làm thay đổi một số dược tính của thuốc. Việc điều trị bệnh sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài sữa, người bệnh phải bổ sung các thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, việc đảm bảo đủ nước cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc người bệnh viêm đại tràng uống sữa đậu nành được không. Ngoài ra là gợi ý loại sữa mà người bệnh đại tràng nên sử dụng và nên tránh. Người bệnh cần chủ động xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý. Có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital