Một số người có thắc mắc rằng khi mắc bệnh viêm đại tràng có bị đau lưng không? Bệnh đại tràng gây ra nhiều biến chứng khác nhau nhau ở mỗi người. Đây là bệnh lý rất thường gặp trong xã hội hiện đại do lối sống và chế độ ăn uống không đảm bảo. Để trả lời cho câu hỏi trên bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Viêm đại tràng là gì?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi viêm đại tràng có bị đau lưng không bạn cần biết bệnh viêm đại tràng là gì. Viêm đại tràng là tình trạng xuất hiện các tổn thương, sưng viêm trên niêm mạc đại tràng. Bệnh viêm đại tràng hiện nay được chia thành nhiều loại.
– Viêm ruột: Là bệnh viêm mạn tính hoặc tái phát tại đường tiêu hóa gồm bệnh Crohn và viêm loét đại trực tràng.
– Viêm đại tràng giả mạc (PC): Bệnh xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile
– Viêm đại tràng vi thể: Tình trạng tổn thương đại tràng gây tiêu chảy kéo dài
– Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ (IC): Bệnh xảy ra do lưu lượng máu đến đại tràng bị tắc nghẽn hoặc cắt đứt.
– Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh: Bệnh xảy ra trong vòng hai tháng đầu sau khi trẻ mới sinh. Nguyên nhân có thể do trẻ dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần trong sữa mẹ.
2. Một số nguyên nhân cơ bản gây bệnh đại tràng
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh sẽ do một vài nguyên nhân chính như:
– Chế độ ăn uống không điều độ. Đồ ăn không đảm bảo vệ sinh khiến các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có cơ hội tấn công hệ tiêu hóa
– Thói quen sinh hoạt, làm việc không tuân thủ theo khoa học
– Căng thẳng kéo dài tạo áp lực lên hệ tiêu hóa
– Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh
3. Đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh viêm đại tràng
Bất cứ ai cũng đều có thể bị mắc bệnh đại tràng. Tuy nhiên sẽ có một số người nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh hơn bình thường.
– Độ tuổi từ 15 – 30 rất dễ mắc viêm loét đại tràng (UC) và bệnh Crohn, tiếp đó là những người từ 60 – 80 tuổi
– Các bệnh ở hệ tiêu hóa có tính di truyền vì vậy nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn cũng sẽ có nhiều nguy cơ bị viêm đại tràng
– Những người nghiện thuốc lá
– Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian kéo dài
– Những người có tuổi và đang mắc nhiều bệnh lý nền như: Huyết áp thấp, suy tim,…
4. Các triệu chứng khi bị viêm đại tràng cần biết
Sau khi nghiên cứu về các thông tin khái quát, giờ là là lúc tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng có gây đau lưng không? Bạn cũng cần biết thêm về các dấu hiệu bị viêm đại tràng phổ biến.
4.1 Giải đáp viêm đại tràng có bị đau lưng không?
Theo các bác sĩ thì đau lưng không nằm trong các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên người bệnh cũng có thể gặp những cơn đau lưng bất chợt. Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường xuất hiện các cơn đau quặn ở vùng bụng và có thể lan sang vùng lưng. Tình trạng tiêu chảy kéo dài gây rối loạn điện giải sẽ gây tê mỏi chân tay, đau lưng. Tuy nhiên để xác định được chính xác nguyên nhân đau lưng bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám cụ thể.
4.2 Các dấu hiệu khi mắc bệnh đại tràng
– Bụng đau âm ỉ hoặc đau dọc theo khung đại tràng, hai bên sườn, hố chậu
– Thay đổi thói quen đại tiện hàng ngày: Một ngày bệnh nhân sẽ đi nhiều lần và giờ giấc không giống như trước
– Tính chất phân thay đổi: Quan sát kỹ phân sẽ có cấu trúc đầu rắn và đuôi lỏng. Người bệnh cũng xuất hiện tình trạng bị tiêu chảy hoặc táo bón. Trong phân có thể lẫn nhầy hoặc máu
– Ấn vào vùng hố chậu có tiếng óc ách, bụng đầy hơi, ấn tay vào vùng đại tràng gây đau nhói
– Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, dễ cáu gắt, ngủ không ngon giấc
– Bệnh kéo dài còn khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới suy nhược
5. Hướng điều trị khi bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh lý không còn xa lạ đối với y học. Chính vì vậy hiện nay đã có nhiều cách điều trị bệnh khác nhau mang lại hiệu quả cao.Bệnh nhân cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị giúp bệnh mau phục hồi
5.1 Điều trị nội khoa
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ viêm loét và tình trạng của người bệnh để đưa ra đơn thuốc phù hợp. Người bệnh cần uống theo đúng đơn thuốc của bác sĩ để bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Mọi người không nên tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
5.2 Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng
Các bệnh lý ở đường tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh chóng phục hồi hơn. Ngược lại nếu ăn uống không phù hợp sẽ khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng nề hơn. Bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, chất đạm dễ tiêu, hoa quả tươi,…Thực phẩm nên được chế biến bằng cách thái nhỏ, luộc, hầm nhừ,…Hạn chế ăn các món chiên rán, đồ ăn sẵn sẽ chứa nhiều dầu mỡ và muối gây khó tiêu.
5.3 Xoa bóp, chườm nóng giúp giảm các triệu chứng đáng kể
Phương pháp này sẽ làm giãn cơ, giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh và khống chế cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng các vật truyền nhiệt như: Túi chườm, gạo hoặc gừng rang, lá ngải cứu,…để chườm lên vùng bị đau. Các nguyên liệu cần được làm nóng sau đó cho vào khăn vải và chườm khi nhiệt độ phù hợp.
Thời gian chườm trong khoảng 15 phút tới nửa tiếng tùy thuộc vào mức độ đau. Sau khi chườm nóng bệnh nhân cần nằm nghỉ, thư giãn, không nên đứng lên hoạt động ngay vì sẽ dễ bị giãn cơ.
Mong rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc: “ Bị bệnh viêm đại tràng có bị đau lưng không?” Bệnh đại tràng tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.