Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, toàn cầu có đến 1,5 tỷ ca tiêu chảy cấp là trẻ nhỏ. Sự phổ biến của bệnh lý này ở trẻ nhỏ là một sự thật đã được thừa nhận. Vậy còn tính nguy hiểm của nó thì sao? Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không, cùng Thu Cúc TCI tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này trong bài viết sau, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
1.1. Khái niệm
Tiêu chảy là tình trạng nước tăng đột ngột trong phân trẻ. Và tiêu chảy cấp là tiêu chảy, khởi đầu cấp tính, kéo dài không quá 2 tuần. Tiêu chảy cấp không chỉ là một bệnh (nhiễm trùng đường tiêu hóa), tiêu chảy còn là một triệu chứng của hai bệnh khác là rối loạn đường tiêu hóa và rối loạn ngoài đường tiêu hóa.
1.2. Nguyên nhân
Có vô cùng nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ. Chúng có thể được phân loại thành 2 nhóm. 1 nhóm gây ra tiêu chảy cấp – bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. 1 nhóm gây ra tiêu chảy cấp – triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa/ngoài đường tiêu hóa.
– Nhóm 1, gây bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, bao gồm tất cả 3 tác nhân: Virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
– Nhóm 2, gây triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa/ngoài đường tiêu hóa: Chế độ dinh dưỡng thừa đường, dị ứng thực phẩm, không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose, bệnh Celiac và các bệnh lý hệ tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…
Tiêu chảy cấp là bệnh lý “không chừa một trẻ nào”. Tuy nhiên, có một số trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cấp cao hơn những trẻ còn lại. Đó là những trẻ có các vấn đề sau:
– Không uống sữa mẹ 4 – 6 tháng đầu hoăc cai sữa sớm;
– Đang ở trong độ tuổi 6 – 11 tháng, tức đang ở giai đoạn ăn dặm;
– Sinh trưởng trong môi trường có nước sinh hoạt không vệ sinh; thường xuyên uống nước chưa sôi hoặc đã sôi nhưng để lâu; ăn uống thực phẩm được chế biến bằng dụng cụ không vệ sinh; ăn uống thực phẩm được đựng bằng dụng cụ không vệ sinh; không vệ sinh tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ăn uống,…
– Trẻ suy giảm miễn dịch,…
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Tiêu chảy cấp, một khi đã tồn tại ở trẻ, sẽ biểu hiện rất rõ ràng, thông qua các dấu hiệu nhận biết không đặc trưng là: Sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi,… và dấu hiệu nhận biết đặc trưng là: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Về dấu hiệu nhận biết đặc trưng, thế nào là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày? Ở trẻ sơ sinh, việc đi ngoài được xem là bình thường nếu trẻ thực hiện nó mỗi ngày 3 – 10 lần, phân mỗi lần đều mềm, màu xanh lá/vàng/nâu, có thể lấm tấm hạt nhỏ màu trắng hoặc không. Còn ở trẻ trên 1 tuổi, việc đi ngoài được xem là bình thường nếu trẻ thực hiện nó mỗi ngày 1 – 2 lần, phân mỗi lần đều mềm, có khuôn. Trường hợp trẻ đi ngoài nhiều hơn 10 lần mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh và nhiều hơn 2 lần mỗi ngày đối với trẻ trên 1 tuổi, phân nhiều nước, không có khuôn, chúng ta nói trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
2. Tiêu chảy cấp có nguy hiểm không: Đánh giá chi tiết
Cũng theo WHO, trong 1,5 tỷ trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp mỗi năm, có đến 4 triệu trẻ tử vong (80% là trẻ dưới 2 tuổi). Xem xét con số này, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn: Tiêu chảy cấp là một bệnh lý không thể coi thường. Cụ thể, tiêu chảy cấp có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất điện giải, suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng các tạng của cơ thể (suy thận), tăng nồng độ acid trong máu làm trẻ hôn mê,…. Để hạn chế những nguy cơ này, phát hiện kịp thời và điều trị tích cực tiêu chảy cấp là vô cùng cần thiết.
3. Tiêu chảy cấp: Điều trị theo nguyên nhân
Điều trị tiêu chảy cấp không phải là một nhiệm vụ phức tạp. Mặc dù vậy, bố mẹ không thể tự thực hiện nó tại nhà khi chưa cho trẻ thăm khám với chuyên gia, như hiện nay, nhiều bố mẹ vẫn làm. Bởi trong những nguyên nhân đã được liệt kê phía trên, tiêu chảy cấp phát sinh từ nguyên nhân chính xác nào là điều bố mẹ không thể biết, mà tiêu chảy cấp chỉ thuyên giảm và biến mất khi được điều trị bằng phương pháp phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp, cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Ở đó, sau thăm khám và chẩn đoán, về cơ bản, chuyên gia sẽ chỉ định những phương pháp điều trị tiêu chảy cấp như sau:
– Tiêu chảy cấp do nhiễm trùng đường tiêu hóa hay tiêu chảy cấp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng: Trẻ tiêu chảy cấp do virus chỉ cần bổ sung đầy đủ nước và các chất điện giải. Còn trẻ tiêu chảy cấp do vi khuẩn và ký sinh trùng phải sử dụng thuốc, cụ thể là thuốc kháng sinh với trẻ tiêu chảy cấp do vi khuẩn và thuốc chống ký sinh trùng với trẻ tiêu chảy cấp do ký sinh trùng.
– Tiêu chảy cấp do rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy cấp do cơ thể trẻ từ chối dung nạp thực phẩm lạ: Cho trẻ ăn thực phẩm mới từ ít đến nhiều, tăng dần theo thời gian. Trường hợp cơ thể trẻ có hoạt động đào thải, dừng ngay và thử lại sau một thời gian.
– Tiêu chảy cấp do dị ứng thực phẩm: Loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng khỏi thực đơn của trẻ.
– Tiêu chảy cấp do không dung nạp Lactose, Fructose hoặc Sucrose: Loại bỏ các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ, kem,… khỏi thực đơn của trẻ.
– Tiêu chảy cấp do bệnh Celiac: Loại bỏ thực phẩm chứa Gluten, như lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,… khỏi thực đơn của trẻ.
– Tiêu chảy cấp do các bệnh lý hệ tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng,…: Điều trị triệt để các bệnh lý đó bằng phương pháp nội – ngoại khoa và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Trường hợp tình trạng tiêu chảy cấp diễn biến xấu trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà sau thăm khám, tức là trường hợp trẻ: Sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc đáp ứng kém; môi, da bị khô, mắt trũng, thóp lõm; khóc nhưng ít hoặc không có nước mắt; ít hoặc không đi tiểu trong 4 – 6 giờ liên tục; bỏ bú/ăn; đi ngoài phân kèm máu; li bì, lơ mơ hoặc co giật,…, cho trẻ tái khám ngay lập tức.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi tiêu chảy cấp có nguy hiểm không và cách xử trí sao cho tiêu chảy cấp bớt nguy hiểm. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!