Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất ở nữ giới. Nếu được phát hiện sớm, chữa khỏi ung thư cổ tử cung là có thể. Tuy nhiên, do triệu chứng không rõ ràng, khi được phát hiện, bệnh thường đã ở vào giai đoạn muộn. Rất may mắn, hiện nay đã có vắc xin ung thư cổ tử cung.
Menu xem nhanh:
1. Về ung thư cổ tử cung
1.1. Khái niệm
Cổ tử cung là phần nối tử cung và âm đạo, bao gồm 2 phần và được cấu tạo từ 2 loại tế bào. 2 phần và 2 loại tế bào đó là: Tế bào tuyến bao phủ phần mở cổ tử cung dẫn vào tử cung và tế bào vảy bao phủ phần ngoài cổ tử cung – nơi bác sĩ có thể nhìn thấy khi khám phụ khoa bằng mỏ vịt. Nơi 2 loại tế bào này gặp nhau gọi là vùng biến đổi. Theo đó, ung thư cổ tử cung được xác định khi một/một vài tế bào ở vùng biến đổi quá phát, lấn át các tế bào khác và tạo thành khối u.
Tế bào quá phát này có thể là tế bào vảy, tế bào tuyến hoặc cả tế bảo vảy và tế bào tuyến. Tương ứng với loại tế bào phát triển thành khổi u, chúng ta có các loại ung thư cổ tử cung là:
– Ung thư biểu mô tế bảo vảy: Chiếm 90% số ca ung thư cổ tử cung.
– Ung thư biểu mô tuyến
– Ung thư biểu mô hỗn hợp: Ít phổ biến nhất và có đặc điểm của cả ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.
1.2. Nguyên nhân
Ung thư cổ tử cung hình thành thường là do Human Papillomavirus (HPV). HPV có nhiều chủng nguy cơ cao gây nhiều loại ung thư như: Ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư hậu môn,… Sở dĩ khi nhiễm virus HPV, chúng ta có thể bị ung thư cổ tử cung là bởi HPV có khả năng tắt một số gen ức chế khối u, từ đó cho phép các tế bào tại vùng biến đổi của cổ tử cung quá phát thành khối u.
1.3. Đối tượng nguy cơ
Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất là phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi. Tuy nhiên, ung thử cổ tử cung đang trẻ hóa thần tốc. Ở Việt Nam, đã ghi nhân một nữ bệnh nhân ung thư cổ tử cung mới 14 tuổi.
1.4. Biến chứng
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể sẽ phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… và không thể mang thai. Trong trường hợp không phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khác cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng mang thai của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ bệnh nhân sảy thai trong những lần mang thai tiếp theo. Tương tự hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho các bộ phận đó.
2. Về vắc xin ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, do ở giai đoạn sớm, bệnh không biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, dự phòng ung thư cổ tử cung bằng vắc xin là vô cùng cần thiết.
2.1. Khái niệm vắc xin ung thư cổ tử cung
Vắc – xin ung thư cổ tử cung là chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ HPV, có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống không chỉ ung thư cổ tử cung mà còn chống nhiều bệnh lý khác, phát sinh do HPV, như: Ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng và mụn cóc sinh dục. Khi được đưa vào cơ thể, vắc – xin ung thư cổ tử cung sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tiêu diệt HPV.
2.2. Phân loại vắc xin ung thư cổ tử cung
Hiện tại, ở Việt Nam, vắc – xin ung thư cổ tử cung có 2 loại đang lưu hành là: Gardasil và Gardasil 9. Cả Gardasil và Gardasil 9 đều được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Merck Sharp & Dohme, Mỹ.
2.2.1. Phác đồ tiêm vắc xin Gardasil
Vắc xin Gardasil được chỉ định cho trẻ gái và phụ nữ trong độ tuổi 9 – 26 tuổi và có phác đồ tiêm như sau:
– Lịch tiêm: 3 mũi theo lịch 0 – 2 – 6 tháng.
– Liều dùng: 0,5ml.
– Đường dùng: Tiêm bắp.
2.2.2. Phác đồ tiêm vắc xin Gardasil 9
Vắc xin Gardasil 9 được đánh giá là “vắc xin bình đẳng giới” vì mở rộng được đối tượng và phạm vi phòng bệnh. Theo đó, vắc xin Gardasil 9 chủng ngừa được 9 tuýp HPV phổ biến là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 và được chỉ định cho trẻ trên 9 tuổi và người trưởng thành dưới 26 tuổi. Phác đồ tiêm của vắc xin Gardasil 9 là:
– Lịch tiêm cho trẻ 9 – 14 tuổi: Tiêm 2 hoặc 3 mũi tùy tình huống.
Phác đồ tiêm 2 mũi: Mũi 2 cách mũi 1 6 – 12 tháng.
Phác đồ tiêm 3 mũi: Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 dưới 5 tháng thì cần tiêm mũi 3 và mũi 3 tiêm cách mũi 2 ít nhất 3 tháng (đảm bảo 3 mũi tiêm trong 1 năm).
– Lịch tiêm cho trẻ từ 15 tuổi và người trưởng thành dưới 26 tuổi: 3 mũi theo lịch 0 – 2 – 6 tháng.
– Liều dùng: 0,5ml.
– Đường dùng: Tiêm bắp.
2.3. Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?
Hiện nay, có nhiều đơn vị y tế dự phòng thực hiện tiêm chủng ngừa ung thư cổ tử cung và với mỗi cơ sở, chi phí có thể chênh lệch. Ngoài ra, các loại vắc – xin ung thư cổ tử cung khác nhau cũng có chi phí khác nhau.
Cụ thể, tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, vắc xin Gardasil có giá 1.800.000 đồng, vắc xin Gardasil 9 có giá 3.200.000 đồng. Đây là giá cho một mũi tiêm. Như vậy, để hoàn thành việc dự phòng ung thư cổ tử cung bằng vắc xin, bạn cần khoảng 5.400.000 đồng – 9.600.000 đồng.
2.4. Tiêm vắc xin có chắc chắn bạn sẽ không bao giờ mắc ung thư cổ tử cung?
HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung khi hiện diện ở khoảng trên 90% ca bệnh. Tuy nhiên, ngoài HPV, còn rất nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn không thể kiểm soát được, như tiền sử bệnh lý gia đình, tuổi tác,… nên khám sức khỏe tổng quát định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích.
Phía trên là toàn bộ thông tin cơ bản về vắc – xin ung thư cổ tử cung. Hy vọng rằng với chúng, bạn có thể bảo vệ bản thân an toàn trước bệnh ung thư này. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bạn nhé!