Chi phí tán sỏi hết bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi tán sỏi hiện đang là phương điều trị sỏi tiết niệu hiện đại, an toàn, ít xâm lấn, hiệu quả nhất và được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Các phương pháp tán sỏi phổ biến bao gồm tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng và tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống mềm.
Menu xem nhanh:
1. Tổng hợp các loại chi phí tán sỏi
Trước đây, mổ hở điều trị sỏi tiết niệu thường là phương án lựa chọn duy nhất của người bệnh khi sỏi có kích thước lớn và gây biến chứng. Phương pháp này kiến người bệnh phải nằm viện lâu và mất rất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe. Từ đó gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc của người bệnh. Tuy hiện hiện nay, với những đột phá trong công nghệ cao điều trị sỏi, người bệnh có thể loại bỏ sạch sỏi bằng các phương pháp tán sỏi tiết niệu an toàn, xâm lấn tối thiểu, nhanh được xuất viện và nhanh hồi phục sức khỏe.
Chi phí tán sỏi hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh lý (sức khỏe người bệnh, kích thước sỏi, vị trí sỏi,…), phương pháp tán sỏi và thời gian nằm viện của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu người bệnh có bảo hiểm hỗ trợ, chi phí tán sỏi cũng sẽ giảm được một phần đáng kể.
1.1. Chi phí trực tiếp
Tùy theo phương pháp tán sỏi mà loại chi phí này có sự dao động khác nhau. Đó là:
– Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ gồm chi phí máy sóng xung kích. Chi phí này phụ thuộc vào cơ sở y tế, chất lượng máy tán. Tuy nhiên chi phí tán sỏi ngoài cơ thể tương đối thấp, rẻ nhất trong các phương pháp tán sỏi.
– Chi phí tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ: bao gồm các chi phí bộ nong thận/niệu quản, sonde JJ, máy laser, bộ xăng tán sỏi… Chi phí tán sỏi qua da ở mức cao vì đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi sự đồng bộ về trang thiết bị y tế hiện đại.
– Chi phí tán sỏi nội soi ngược dòng: bao gồm các chi phí bộ soi niệu quản (ống cứng, bán cứng hoặc ống mềm), sonde JJ, Guidewire, máy Laser, giọ giữ sỏi… Kinh phí nội soi tán sỏi ngược dòng còn tùy thuộc vào từng cơ sở y tế.
1.2. Chi phí thuốc men, tiền giường
Bên cạnh chi phí trực tiếp, người bệnh còn phải chi trả thêm các chi phí thuốc men, giường bệnh trong quá trình điều trị. Bởi ngoại trừ phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là người bệnh có thể về nhà ngay thì các phương pháp còn lại đều cần nằm viện điều trị khoảng từ 1-3 ngày. Sau đó sẽ tiếp tục điều trị nội khoa tại nhà theo chỉ định. Trong trường hợp người bệnh có bảo hiểm y tế thì các chi phí này sẽ được giảm bớt theo quy định.
1.3. Chi phí đi lại, ăn ở, người đi chăm bệnh
Tất cả các chi phí này phụ thuộc vào việc người bệnh lựa chọn cơ sở y tế thực hiện.
1.4. Chi phí phát sinh khác
Một số chi phí khác có thể phát sinh bao gồm: chi phí mời chuyên gia phẫu thuật, chi phí tư vấn.
2. Các phương pháp tán sỏi tiết niệu và chi phí cụ thể
Căn cứ vào tình trạng bệnh lý (trình trạng sức khỏe, vị trí và kích thước sỏi tiết niệu) qua việc xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng. các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tán sỏi phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.
2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ
Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích từ bên ngoài cơ thể hội tụ tập trung vào viên sỏi. Sau đó tán sỏi thành các mảnh, bụi nhỏ. Các vụn sỏi sẽ được đào thải dần qua đường tiểu từ 7-14 ngày.
Tán sỏi ngoài cơ thể không xâm lấn, người bệnh không phải chịu bất cứ một can thiệp ngoại khoa nào trên cơ thể. Thời gian thực hiện một ca tán sỏi trung bình khoảng từ 30-45 phút. Người bệnh không phải nằm viện và có thể về nhà khoảng 15 phút sau tán sỏi.
Tán sỏi ngoài cơ thể được áp dụng trong các trường hợp sỏi thận kích thước dưới 15mm hoặc sỏi niệu vị trí ⅓ trên sát bể thận kích thước dưới 10mm.
Chi phí tán sỏi ngoài cơ thể thường bao gồm:
– Chi phí được bảo hiểm chi trả bao gồm thăm khám, chẩn đoán, giường bệnh, thuốc men…
– Chi phí ngoài bảo hiểm gồm chi phí thuê máy tán, dụng cụ hỗ trợ, vật tư tiêu hao…
Phương pháp này khá tiết kiệm. Người bệnh không đau, không mất nhiều thời gian, không cần phải nằm viện, hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ áp dụng với các trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, đường niệu thông thoáng.
2.2 Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ là phương pháp nội soi lấy sỏi thông qua một đường hầm từ bên ngoài cơ thể. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ tiến hành tạo một vết rạch nhỏ khoảng 5mm ở vùng lưng hoặc hông để tạo một đường hầm nhỏ vào vị trí có sỏi. Đưa máy nội soi vào tiếp cận sỏi. Sau đó sử dụng nguồn năng lượng từ tia laser để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh và lấy sỏi ra bên ngoài cơ thể.
Tán sỏi qua da được chỉ định khi người bệnh có sỏi thận hoặc sỏi niệu quản sát bể thận kích thước trên 15mm. Người bệnh nằm viện 3 ngày và quay trở lại làm việc sau khoảng 5-7 ngày.
Chi phí tán sỏi qua da thường bao gồm:
– Chi phí được bảo hiểm chi trả: phí thăm khám, xét nghiệm, giường nằm, phí phẫu thuật, một phần thuốc điều trị…
– Chi phí ngoài bảo hiểm y tế: Các phí dụng cụ, trang thiết bị (kim chọc, dây dẫn, ống luồn, ống nong, ống nội soi, rọ gắp sỏi, ống dẫn lưu sau phẫu thuật…), chi phí thuê chuyên gia, tư vấn (nếu cần)….
– Chi phí ăn ở, đi lại cho người bệnh và người thân chăm sóc.
Phương pháp này có ưu điểm phạm vi chỉ định rộng, xâm lấn tối thiểu, người bệnh ít đau đớn, làm sạch sỏi nhanh.
2.3. Nội soi ngược dòng ống mềm tán sỏi hết bao nhiêu tiền?
Tán sỏi bằng ống mềm là phương pháp tán sỏi được tiến hành bằng cách đưa ống nội soi mềm từ niệu đạo, qua bàng quang, niệu quản, đến bể thận rồi vào các đài thận để tiếp cận sỏi. Sau đó sử dụng năng lượng laser làm vỡ sỏi thận thành các mảnh nhỏ. Bác sĩ sẽ tiếp tục bơm rửa để lấy các mảnh sỏi ra ngoài cơ thể. Người bệnh nằm viện 2 ngày để theo dõi sức khỏe và có thể sớm quay lại với sinh hoạt và làm việc bình thường.
Tán sỏi ống mềm thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh có sỏi thận kích thước dưới 25mm hoặc sỏi thận bị sót hay tái phát sau mổ mở.
Chi phí tán sỏi thận ống mềm bao gồm:
– Chi phí được bảo hiểm chi trả: chi phí thăm khám, xét nghiệm, giường bệnh, một vài thuốc điều trị, phí cuộc mổ theo bảo hiểm.
– Chi phí ngoài bảo hiểm: chi phí dụng cụ, các thiết bị hỗ trợ, chi phí hao mòn vật tư (dàn máy nội soi, máy tán sỏi, dây dẫn, ống soi niệu quản, ống nong niệu quản, rọ lấy sỏi, dây dẫn đường, catheter niệu quản, sonde JJ, ống Foley,…), chi phí thuê chuyên gia, tư vấn (nếu có),…
– Chi phí ăn ở, đi lại cho người bệnh và người thân chăm sóc.
Nhìn chung, chi phí tán sỏi thận bằng ống soi mềm còn khá cao. Tuy nhiên phương pháp này sẽ là xu hướng của tương lai vì có nhiều ưu điểm nổi trội.
- Chi phí tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống mềm tương đối cao nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội
2.4. Nội soi ngược dòng tán sỏi hết bao nhiêu tiền?
Nội soi tán sỏi ngược dòng là phương pháp lấy sỏi theo đường tự nhiên. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi đi từ niệu đạo lên bàng quang và niệu quản để tiếp cận và phá vỡ sỏi bằng năng lượng laser.
Phương pháp này thực hiện khi:
– Người bệnh có sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới mọi kích thước.
– Người bệnh có sỏi bàng quang kích thước trên 10mm hoặc dưới 10mm nhưng không thể thoát ra ngoài theo đường tiểu.
Chi phí tán sỏi nội soi ngược dòng tùy theo cơ sở y tế, thường bao gồm:
– Chi phí được bảo hiểm chi trả: chi phí thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng, giường bệnh, một vài thuốc điều trị, phí cuộc mổ theo bảo hiểm.
– Chi phí ngoài bảo hiểm: Các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, hao mòn vật tư, chi phí thuê chuyên gia, tư vấn (nếu có),…
– Chi phí ăn ở, đi lại cho người bệnh và người thân chăm sóc.
Phương pháp này có ưu điểm phạm vi chỉ định khá rộng, người bệnh không phải chịu can thiệp xâm lấn, thời gian lưu viện ngắn (khoảng 1 ngày).
3. Lưu ý về chi phí tán sỏi
Như vậy để có thể biết chính xác chi phí tán sỏi hết bao nhiêu tiền, người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó sự hỗ trợ từ bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh cũng sẽ giảm bớt phần nào lo lắng về tiền bạc để bệnh nhân có thể an tâm điều trị.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chi phí tán sỏi hết bao nhiêu tiền. Việc cân nhắc lựa chọn phương pháp tán sỏi cần thảo luận chi tiết giữa bác sĩ chuyên khoa với người bệnh. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với khả năng chi trả của từng người bệnh, nhằm mang lại lợi ích tối đa về kinh tế và sức khỏe.