Răng số 6 là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai chính trên cung hàm, do đó, rất nhiều người lo ngại khi có chỉ định nhổ răng từ bác sĩ. Vậy nhổ răng số 6 có nguy hiểm không, có gây ảnh hưởng gì không, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Vị trí và chức năng của răng số 6 trên cung hàm
Về mặt khoa học, thông thường, ở người trưởng thành sẽ có 32 răng, trong đó bao gồm 4 răng số 6, 2 răng 6 hàm trên và 2 răng 6 hàm dưới. Răng số 6 mọc lên ở những người trưởng thành đã hết răng sữa.
So với những răng khóc mọc ở trên cung hàm, nhìn chung răng số 6 sở hữu nhiều đặc điểm riêng. Trước tiên, do răng ở vị trí khó tiếp cận nên việc vệ sinh răng sẽ tương đối khó khăn, đòi hỏi bạn phải chú ý chăm sóc răng thường xuyên và kỹ càng hơn. Ngoài ra, răng số 6 có thân răng và chân răng rất lớn, đồng thời cũng sở hữu hệ thống dây chằng, mạch máu quanh thân răng nhiều hơn so với răng khác.
Như đã đề cập đến ở trên, chức năng quan trọng nhất của răng số 6 là nhai, nghiền thức ăn, ngoài ra, răng này cũng nắm vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Do nằm ở vị trí đặc biệt, lại khó vệ sinh nên răng số 6 thường có nguy cơ sâu răng rất cao đòi hỏi bạn phải chăm sóc, vệ sinh răng rất kỹ.
2. Trường hợp nào được chỉ định nhổ răng 6?
Thực hiện chức năng ăn nhai quan trọng, do đó, nhổ răng số 6 chỉ được thực hiện khi không còn biện pháp phục hình nào khác nào để bảo tồn răng.
Thông thường, sau thời gian ngắn tiếp xúc với thức ăn, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây tình trạng sâu răng, tình trạng này nếu như không được xử lý kịp thời, chỗ sâu sẽ lan rộng, gây sứt, vỡ men răng. Ngoài ra, răng số 6 bị sâu còn ảnh hưởng đến các chức năng khác liên quan như dây thần kinh hoặc não. Do đó, khi tình trạng sâu quá nặng thì bác sĩ bắt buộc chỉ định nhổ răng. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp dưới đây cũng thường được chỉ định nhổ răng 6 bao gồm:
– Trường hợp bị viêm tủy, viêm nha chu dẫn đến tình trạng tiêu xương, răng lung lay khó có thể điều trị được
– Răng số 6 bị viêm nhiễm quá mức
– Trường hợp áp xe xương ổ răng hoặc răng bị vỡ hầu hết phần thân răng, chỉ còn lại chân răng trong xương hàm
– Răng 6 hàm dưới bị tổn thương nghiêm trọng
– Răng số 6 mọc ngầm, mọc lệch, hoặc mọc chen chúc gây mất thẩm mỹ, khó thực hiện được chức năng ăn nhai
3. Nhổ răng 6 có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không?
Có thể nói, răng số 6 có cấu tạo vô cùng phức tạp, bên cạnh đó, chân răng cứng và là nơi liên kết của nhiều dây thần kinh nên khi nhổ bỏ có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi nếu bạn lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn kinh nghiệm nhổ răng đúng kỹ thuật cùng hệ thống phòng nha vô trùng khép kín thì quá trình nhổ răng sẽ được đảm bảo diễn ra hiệu quả, an toàn.
Tuy nhiên cần lưu ý, sau khi nhổ răng 6, bạn có thể sẽ gặp một số ảnh hưởng không quá nghiêm trọng như:
– Lực nhai giảm: Nguyên nhân là bởi răng số 6 đóng vai trò quan trọng trên cung hàm, do đó, khi mất răng thì lực nhai cũng sẽ giảm sút, thức ăn không được nghiền nát trước khi nuốt sẽ dẫn đến hạn chế trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng gây nên vấn đề về đường tiêu hóa.
– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khi mất răng sẽ khiến các răng xung quanh bị mất lực đỡ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, ở một số trường hợp sau khi nhổ răng 6 còn ghi nhận những vấn đề như: Mỏi cơ hàm, rối loạn khớp thái dương hàm…
– Ảnh hưởng các răng lân cận: Khi răng bị mất đi, các răng bên cạnh dễ bị xô lệch, lúc này, những chiếc răng đối diện với vị trí răng mất đi có thể mọc trồi lên và gây mất cân bằng, làm ảnh hưởng đến khớp cắn.
– Tiêu xương hàm: Việc mất răng lâu ngày có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm tại vị trí mất răng. Khi xương hàm bị tiêu, vùng má tại vị trí đó bị hóp, dễ dẫn đến lão hóa sớm, khiến cho khuôn mặt của bạn bị già trước tuổi.
4. Một số chú ý quan trọng sau khi nhổ răng số 6
Sau khi nhổ răng 6, trung bình, bạn sẽ phải mất khoảng từ 5 đến 7 ngày để lành vết thương ở vị trí nhổ. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ chuyên gia sẽ giúp bạn đảm bảo quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng, an toàn:
– Áp túi chườm đá vào má sau khi nhổ răng để giảm sưng, áp túi nước đá trong khoảng 10 phút/lần để đạt hiệu quả
– Cắn bông gạc để giảm hiện tượng chảy máu, nên thay bông gạc trong khoảng từ 30 đến 45 phút/lần cho đến khi thấy máu ngừng chảy
– Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc
– 24h đầu sau khi nhổ răng nên thư giãn nhẹ nhàng, tránh hoạt động sử dụng nhiều thể lực gây ảnh hưởng lên vết nhổ
– Lưu ý chỉ ăn thức ăn mềm như là sữa chua, súp…, tránh không ăn thực phẩm quá cứng và dai
– Sau khi nhổ răng, nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã sử dụng thuốc giảm đau, đồng thời có mủ chảy ra từ vết nhổ thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng răng.
Hi vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhổ răng số 6 có nguy hiểm không. Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng an toàn sau nhổ răng nếu như lựa chọn được địa chỉ thực hiện uy tín, chất lượng.
Tại khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI, quy trình nhổ răng được đảm bảo hiệu quả, an toàn với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, nhiều năm kinh nghiệm cũng như hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến, được vô trùng, khử khuẩn cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của khách hàng.