Giải đáp: Hen suyễn có nguy hiểm không

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều người thắc mắc hen suyễn có nguy hiểm không và triệu chứng của bệnh như thế nào. Cùng tìm câu trả lời chi tiết ở bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.

1. Chuyên gia lý giải hen suyễn có nguy hiểm không

1.1. Hen suyễn có nguy hiểm không và một số thông tin cần biết

Thông thường khi xuất hiện cơn hen suyễn nặng, người bệnh xuất hiện một số triệu chứng sau đây:

– Khó thở liên tục, không thể nằm mà phải ngồi để thở

– Thở gấp

– Thở nhanh, hụt hơi

– Tụt SpO2 < 90%

– Nhịp tim nhanh

– Khó nói, nói từng từ, khó ho

– Tinh thần bị kích thích, có phần hoảng loạn

– Vã mồ hôi

– Tím tái

– Co kéo các cơ hô hấp phụ như cơ ức đòn chũm, cơ liên sườn

– Xuất hiện dấu hiệu của suy tim phải

– Huyết áp tăng bất thường

Các dấu hiệu trên đây đều là những triệu chứng bệnh hen nặng. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên đây cần được đi cấp cứu để tránh biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Đối với một số người, các triệu chứng hen suyễn bùng phát trong một số tình huồng như:

Bệnh hen suyễn do gắng sức khi tập thể dục, thể thao, làm việc nặng.

– Do thời tiết lạnh, khô, mưa nồm đột ngột.

– Do chất kích thích tại nơi làm việc như khói bụi, các hóa chất độc hại.

– Bệnh hen do dị ứng, kích hoạt các chất trong không khí bao gồm phấn hoa, chất thải của gián, bào tử nấm mốc hoặc các mảnh da, lông của thú cưng.

Hen suyễn có nguy hiểm

Bệnh hen suyễn đặc biệt nguy hiểm nên cần được điều trị sớm, phù hợp với tình trạng và thể chất người bệnh

1.2. Hen suyễn có nguy hiểm không và cần làm gì?

Hen suyễn là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến và tác động lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Nhiều người thắc mắc hen suyễn có nguy hiểm không, thì câu trả lời là có.

Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính ảnh hưởng đến cả người lớn, trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bệnh hen, đường thở bị viêm mạn tính và tăng tính phản ứng. Khi có tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng, gây sưng phù và tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp những chất kích thích gây cản trở không khí vào phổi khiến cơ thể thiếu oxy, làm người bệnh khó thở.

Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh hen suyễn cần được can thiệp y tế khẩn cấp để được điều trị và theo dõi sát sao. Nhiều trường hợp tiến triển nặng, người bệnh bị suy hô hấp, bất tỉnh thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

1.3. Lưu ý cần biết trong điều trị hen suyễn

Hen suyễn là bệnh mạn tính và không thể điều trị dứt điểm. Nếu điều trị đúng cách, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thường ngày.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra bằng cách uống đủ liều lượng thuốc và sinh hoạt phù hợp. Một số điều cần làm để tránh tình trạng bệnh trở nặng như sau:

– Uống nhiều nước, tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá

– Hạn chế việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích ứng

– Hạn chế tiếp xúc với các mùi lạ, động vật có lông, áo lông, phấn hoa, …

– Thăm khám định kỳ, luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào đó

– Luôn mang theo thuốc hen suyễn bên người để sử dụng ngay khi lên cơn

– Khi ra ngoài luôn đem theo khẩu trang, che kín mũi miệng để hạn chế tiếp xúc với khói bụi

– Đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu khó thở, ho liên tục

2. Tác hại của bệnh hen suyễn

Nếu không được kiểm soát cơn hen hiệu quả, về lâu dài bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

2.1. Gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày

Hen suyễn là bệnh lý tái đi tái lại thường xuyên với những cơn ho dai dẳng khiến người bệnh suy kiệt về cả thể chất lẫn tinh thần. Triệu chứng cơn hen làm cản trở công việc cũng như việc sinh hoạt hàng ngày. Căn bệnh này khiến người bệnh dễ lo âu, căng thẳng, trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.

Hen suyễn nguy hiểm không

Người bệnh nên thăm khám tại chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn cách sử dụng thuốc, sinh hoạt phù hợp

2.2. Khả năng gây tử vong và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Mặc dù có tỷ lệ thấp nhưng bệnh hen vẫn có thể gây ra tử vong. Người bệnh không nên chủ quan cũng như chậm trễ, lơ là việc điều trị bệnh hen suyễn. Nếu không được điều trị sớm và điều trị kịp thời, hen suyễn gây ra các biến chứng như:

– Tâm phế mạn tính

– Suy hô hấp

– Khí phế thũng

– Ngưng hô hấp kèm tổn thương não bộ

– Xẹp phổi

– Tràn khí màng phổi

2.3. Hen suyễn nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Một trong những tác hại của hen suyễn là gây nguy hiểm đối với phụ nữ. Khi mắc hen suyễn trong thời kỳ mang thai, phụ nữ dễ đối mặt với các biến chứng như sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo, … Bên cạnh đó, em bé cũng nhẹ cân so với những đứa trẻ khác.

3. Con đường lây nhiễm của bệnh hen suyễn

Như đã đề cập ở trên, bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, cuộc sống thường ngày của người bệnh. Do đó mà nhiều người băn khoăn rằng hen suyễn có lây từ người sang người hay không. Chuyên gia Thu Cúc TCI cho biết bệnh hen suyễn không lây, vì thực tế bệnh lý này không do virus hay vi khuẩn gây nên, hen suyễn thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn.

Vì vậy, bệnh hen suyễn cũng không lây qua đường tiếp xúc như nắm tay, ăn chung hay hô hấp như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Hen suyễn nguy hiểm

Thời tiết lạnh, người bệnh hen suyễn dễ đối mặt với các triệu chứng khó thở, ho nghiêm trọng

4. Lý giải: Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng hen suyễn có yếu tố di truyền. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh thì con sinh ra có tới 30-50% nguy cơ mắc hen suyễn. Nếu cả cha và mẹ mắc thì tỷ lệ này có thể tăng lên 50-70%. Nếu trong gia đình không ai bị hen suyễn thì khả năng mắc bệnh lý này ở trẻ chỉ rơi vào khoảng 10-15%.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý hen suyễn cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về bệnh để chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital