Với bọc sứ, một hàm răng có nhiều khiếm khuyết không còn là vấn đề đối với chúng ta. Tuy nhiên, có một số trường hợp bọc răng sứ bị đen nướu. Vậy, tại sao bọc răng sứ bị đen nướu và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó? Nếu bạn bọc sứ và đang gặp phải tình trạng này, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI.
Menu xem nhanh:
1. Bọc sứ: Phương pháp thẩm mỹ nha khoa vô cùng toàn diện
1.1. Bọc sứ là gì?
Bọc sứ là một trong những phương pháp nha khoa được áp dụng nhằm cải thiện các khiếm khuyết của răng; trong đó, nha sĩ sẽ chụp và cố định vật liệu nha khoa chuyên dụng, được gọi là mão sứ, lên răng. Để làm được việc đó, người bọc răng sứ phải trải qua quy trình 6 bước: Thăm khám với nha sĩ và lập kế hoạch; mài răng; lấy dấu răng; bọc răng sứ; điều chỉnh và hoàn thiện; hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau bọc sứ.
1.2. Bọc sứ có thể khắc phục những khiếm khuyết nào của răng?
Khác với những phương pháp nha khoa khác, bọc sứ có thể cải thiện hầu hết các khiếm khuyết của răng, bao gồm cả khiếm khuyết bệnh lý và khiếm khuyết thẩm mỹ:
– Khiếm khuyết bệnh lý: Răng sứt, mẻ, gãy, vớ lớn, không thể cải thiện bằng phương pháp hàn trám; răng sâu, chết một phần hoặc toàn bộ tủy, mô răng yếu; mất một hoặc nhiều răng;…
– Khiếm khuyết thẩm mỹ: Răng có kích thước nhỏ; răng có hình dạng không đồng đều; răng thưa; răng khấp khểnh nhẹ; răng hô, móm nhẹ; răng xỉn màu, ố vàng, không thể cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng;…
2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Tại sao bọc răng sứ bị đen nướu?
Được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ – bệnh lý nha khoa toàn diện, nhưng bọc sứ vẫn tồn tại một số nguy cơ. Sau bọc sứ, bạn có thể bị đau, ê buốt răng khi ăn,… Nướu bị đen cũng là một trong những nguy cơ của bọc sứ. Nguy cơ này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau; dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến bạn bị đen nướu sau bọc sứ:
– Mão sứ kim loại: Tình trạng đen nướu có ở nhiều người bọc sứ mão kim loại. Hầu hết kim loại được sử dụng trong chế tác mão sứ như Niken-Crom, Cobal,… đều bị Oxy hóa theo thời gian. Khi bị Oxy hóa, từ màu nguyên bản, chúng sẽ chuyển màu đen. Màu đen của nướu thực chất chính là màu đen của lớp kim loại này.
– Thường xuyên sử dụng chất kích thích và tiêu thụ thực phẩm có màu sẫm: Thuốc lá, trà, cà phê, rượu, nước ngọt có ga,… có thể làm đen mão sứ, đặc biệt là ở phần cổ mão, sát viền nướu.
– Vệ sinh răng miệng không cẩn thận: Nếu bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận, mảng bám có thể tích tụ trên bề mặt mão sứ, đặc biệt là ở phần cổ mão, sát viền nướu, làm phần này bị đen.
– Viêm nướu: Tình trạng nhiễm trùng nướu có thể dẫn đến sự xuất hiện vùng nướu đen xung quanh mão sứ.
– Nha sĩ thao tác sai kỹ thuật trong quá trình bọc sứ: Trong quá trình bọc, nếu mão sứ không được mài đúng cách, bề mặt của chúng có thể xù xì, dễ bám tạp chất và bị đen. Bên cạnh đó, nếu mão sứ không được đặt và cố định đúng vị trí, cổ mão và viền nướu không khít, thức ăn tích tụ tại đó có thể làm nhiễm trùng nướu, khiến nướu bị đen.
3. Những lưu ý quan trọng trong khắc phục tình trạng bọc sứ bị đen nướu
Như vậy, bọc sứ có tồn tại nguy cơ. Tuy nhiên, không có nguy cơ nào trong đó là bắt nguồn từ chính phương pháp nha khoa này. Khắc phục tình trạng bọc sứ bị đen nướu không thể tách rời xác định nguyên nhân khởi phát chính xác của tình trạng này. Nếu bọc sứ và bị đen nướu, bạn nên đến phòng nha uy tín gần nhất để được nha sĩ thăm khám và điều trị chuyên sâu. Theo đó, dưới đây là một số phương pháp thông thường để giải quyết tình trạng đen nướu sau bọc sứ:
– Tẩy trắng mão sứ: Đây là phương pháp nha sĩ có thể đề xuất cho bạn để khắc phục tình trạng phần cổ mão sứ, sát viền nướu bị đen do sử dụng chất kích thích và tiêu thụ thực phẩm sẫm màu. Nha sĩ có thể tiến tẩy trắng mão sứ tại phòng nha. Bạn cũng có thể tự thực hiện phương pháp này tại nhà theo hướng dẫn của nha sĩ. Sau tẩy trắng mão sứ, bạn nên hạn chế sử dụng chất kích thích và tiêu thụ thực phẩm sẫm màu. Vệ sinh răng miệng tỉ mỉ sau khi sử dụng, tiêu thụ.
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải đánh răng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 phút, thực hiện sau khi ăn ít nhất nửa giờ. Chuyển động chải nên là tròn hoặc dọc, không chải ngang. Thao tác chải nên nhẹ nhàng, tránh làm nướu tổn thương. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh những vùng bàn chải không thể tiếp cận. Sử dụng nước súc miệng để tăng cường hiệu quả vệ sinh của bàn chải và chỉ nha khoa.
– Điều trị viêm nướu: Viêm nướu có thể được điều trị hiệu quả chỉ bằng việc vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm nướu nghiêm trọng, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị chuyên sâu, bao gồm loại bỏ phần nướu bị đen và kê đơn kháng sinh cho bạn sử dụng.
– Điều chỉnh mão sứ: Nếu hình dáng hoặc vị trí của mão sứ gây áp lực không đồng đều lên nướu, nha sĩ có thể điều chỉnh mão sứ để đảm bảo nướu không bị kích thích quá mức.
– Thay thế mão sứ: Trong trường hợp mão sứ kim loại vị Oxy hóa hoặc mão sứ bị hỏng, không thể sửa chữa, để cải thiện tình trạng đen nướu nha sĩ có thể đề xuất thay thế mão sứ mới.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi tại sao bọc răng sứ bị đen nướu và làm thế nào để khắc phục tình trạng đó. Hy vọng rằng với chúng, bạn sẽ khắc phục thành công tình trạng đen nướu sau bọc sứ. Nếu còn băn khoăn về phương pháp thẩm mỹ – bệnh lý nha khoa này, liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được giải đáp thắc mắc một cách chi tiết, bạn nhé!