Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ: Nguyên nhân, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII

Nguyễn Quang Tuấn

Bác sĩ Nội Khoa

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh có thể mọi lứa tuổi, giới tính và tuổi tác. Bệnh gan nhiễm mỡ ở phụ nữ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người bệnh. Vậy những nguyên nhân nào thường dẫn tới gan nhiễm mỡ ở nữ và làm sao để phòng ngừa, hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh này.

1. Gan nhiễm mỡ ở phụ nữ xảy ra như thế nào?

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ và dư thừa mỡ trong gan, từ 5% trọng lượng lá gan trở lên. Mỡ xâm chiếm có thể gây chèn ép các tế bào gan, gây suy giảm chức năng gan. Tình trạng viêm ở gan cũng có thể dẫn tới xơ hóa gan, hình thành các mô sẹo gây xơ gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh có thể mọi lứa tuổi, giới tính và tuổi tác. Nếu như ở nam, gan nhiễm mỡ thường xảy ra ở những người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, dùng thuốc tùy tiện thì ở nữ giới, các yếu tố gây bệnh gan nhiễm mỡ thường liên quan đến sự rối loạn kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và các căn bệnh đặc thù ở phái nữ.

tại sao gan nhiễm mỡ hay xảy ra ở phụ nữ

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ, nhưng phụ nữ có nhiều nguy cơ bị bệnh hơn do đặc điểm sinh lý đặc thù.

 

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở nữ giới

2.1 Kinh nguyệt không đều làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường là khoảng 28 ngày. Nếu chu kỳ này kéo dài đến 40 ngày trở lên thì được coi là không đều và thất thường. Một nghiên cứu trên 72.000 phụ nữ dưới 40 tại Hàn Quốc năm 2022 cho thấy, tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và không đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Cụ thể, khoảng 28% trong số những người tham gia nghiên cứu trên có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài ít nhất 40 ngày hoặc quá thất thường. Khoảng 9% trong số này đã phát triển bệnh gan nhiễm mỡ. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường hoặc quá dài có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cao hơn 49% so với người có chu kỳ đều đặn (từ 26 – 30 ngày). Các nhà nghiên cứu cho biết tình trạng này không liên quan đến béo phì.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm tăng ở nữ giới gồm:
– Rối loạn hormone do di truyền
– Lối sống không lành mạnh: ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, ít vận động…
– Các bệnh lý: bệnh tiền tiểu đường, tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa…

Theo Tiến sĩ Dimitrios Koutoukidis, Đại học Oxford (Anh) việc rối loạn hormone estrogen và testosterone cũng góp phần khiến kinh nguyệt bất thường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

2.2 Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai

Gan nhiễm mỡ cấp khi mang thai là một rối loạn hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai phụ. Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ cấp ở bà bầu là từ 0,009% – 0,014%.

Tuy có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng bệnh thường gặp nhất là đặc biệt ở nửa cuối thai kỳ (khoảng tuần thai thứ 32 – 38) hoặc hậu sản. Thai phụ trẻ hoặc người lần đầu mang thai là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân của tình trạng này đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh gan nhiễm mỡ trong thời kỳ mang thai mang tính di truyền. Cụ thể, trong cơ thể một loại enzym cần thiết cho quá trình chuyển hóa mỡ trong tế bào gan, gọi là 3-hydroxyacyl-coenzyme dehydrogenase chuỗi dài. Khi cơ thể thiếu hụt enzym này sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ trong các tế bào gan.

Thai phụ bị gan nhiễm mỡ cấp thường có biểu hiện:
– Buồn nôn hoặc nôn liên tục
– Đau vùng hạ sườn phải
– Vàng da
– Cảm thấy toàn cơ thể khó chịu, mệt mỏi

Phụ nữ mang thai có nguy cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Phụ nữ mang thai có nguy cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

2.3 Hội chứng buồng trứng đa nang có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?

Hội chứng buồng trứng đa nang (viết tắt: PCOS) là một bệnh ở nữ giới, thường xảy ra ở 5% đến 10% phụ nữ. Bệnh có liên quan đến tình trạng viêm mạn tính ở mức độ thấp. Những phụ nữ mắc bệnh này thường có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cao hơn so với người bình thường.

3. Cách chẩn đoán và điều trị cho phụ nữ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

3.1 Chẩn đoán

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ gan nhiễm mỡ hoặc muốn kiểm tra tình trạng gan, các bác sĩ có thể hiện hành các phương pháp chẩn đoán sau:

Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp kiểm tra chỉ số cholesterol, triglycerid, định lượng men gan AST, ALT, GGT. Ngoài ra, có thể làm thêm xét nghiệm thêm bilirubin, albumin, đông máu cơ bản, protein máu… nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển xơ gan.

– Xét nghiệm virus viêm gan: Nhằm kiểm tra sự tồn tại của các loại virus viêm gan A, B, C, ngăn những tác động của viêm gan virus đến người bệnh gan nhiễm mỡ.

Siêu âm ổ bụng: Đơn giản, không xâm lấn, siêu âm ổ bụng là một trong những phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Người bệnh sẽ được siêu âm đo độ đàn hồi gan nếu nghi ngờ xơ gan.

3.2 Điều trị

Việc giảm cân, giảm mỡ là rất quan trọng đối với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là ở những người béo phì. Giảm cân đúng cách sẽ hạn chế tình trạng tổn thương gan, giúp cải thiện đề kháng insulin, từ đó cải thiện chức năng gan. Ngược lại việc giảm cân cấp tốc có thể khiến bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.

Vitamin E có tác dụng cải thiện tình trạng viêm. Biện pháp sử dung vitamin E thường áp dụng cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ không bị đái tháo đường. Những bệnh nhân nam có tiền sử hoặc gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến không được sử dụng phương pháp này.

Việc kiểm soát rối loạn lipid máu cũng rất quan trọng đối với việc điều trị gan nhiễm mỡ. Các statin không chuyển hoá kéo dài qua gan là lựa chọn tốt để thực hiện mục tiêu này.

Ngoài ra, tiêm phòng viêm gan A, B, C sẽ giúp phòng tránh được các virus gây tổn thương gan.

Tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở nữ giới.

Tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở nữ giới.

Bệnh gan nhiễm mỡ ở phụ nữ có những đặc điểm khá đặc thù. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đang trong thời kỳ mang thai, mắc hội chứng buồng trứng đa nang là những đối tượng cần chủ động thăm khám để kiểm tra tình trạng gan nhiễm mỡ và được điều trị sớm nếu mắc bệnh để giảm biến chứng và nguy hiểm không đáng có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital