Đục thủy tinh thể là một trong những bệnh lý về mắt khá phổ biến. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Vậy: Điều trị thủy tinh thể bị đục như thế nào và khi nào cần mổ? Hãy để chúng tôi giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Hiểu về đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể bị đục là tình trạng thể thủy tinh bị mờ, không còn trong suốt như ban đầu. Bệnh lý này còn được biết đến với những tên gọi khác như đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô,…
Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng đi vào mắt sẽ khó đi qua và không hội tụ được tại võng mạc. Do đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng nhìn mờ, suy giảm thị lực. Thậm chí trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến mù lòa.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bệnh xảy ra như:
– Do bẩm sinh (liên quan tới các rối loạn yếu tố di truyền)
– Do lão hóa (thường gặp ở người trên 50 tuổi)
– Do chấn thương ở mắt
– Do các bệnh về mắt: Viêm màng bồ đào,…
– Do các bệnh toàn thân gây ra: Huyết áp, đái tháo đường, béo phì,…
– Do tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều thuốc: Thuốc trầm cảm, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, corticoid,…
– Do tiếp xúc thường xuyên với tia tử ngoại, tia hàn, tia X,…
– Do thiếu chất
– Do sử dụng quá nhiều chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,…
– Do stress hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thường xuyên
– …..
Khi mắc bệnh, người bệnh thường có các triệu chứng như: Giảm thị lực, mắt mờ, khó nhìn như có màn sương che. Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, kèm theo đó là cảm giác khô, cộm, ngứa, nhức. Đôi khi nhìn một vật thành hai (triệu chứng nhìn đôi). Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến mù lòa.
2. Đục thủy tinh thể khi nào cần mổ?
Đứng đầu trong các nguyên nhân dẫn đến mù lòa, đây được coi là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Bệnh diễn biến từ từ và không gây ra cảm giác đau đớn. Vì vậy, ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ rất khó để phát hiện. Đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Có nhiều người cho rằng khi bệnh chưa có biểu hiện nặng và chưa ảnh hưởng nhiều đến thị lực thì chưa cần mổ. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Thể thủy tinh bị đục nếu không được điều trị sẽ tiến triển ngày càng nặng. Đến khi thủy tinh thể đục quá chín sẽ trở nên cứng hơn. Có thể gây ra tăng nhãn áp, hoặc vỡ bao bất cứ lúc nào. Lúc đó, protein của thể thủy tinh sẽ trở thành vật thể lạ, bị cơ thể tấn công gây ra phản ứng viêm màng bồ đào.
Trong trường hợp xảy ra viêm, đồng tử bị dính lại. Mắt trở nên thoái hóa. Môi trường trong suốt bị đục hết khiến cho phẫu thuật trở nên khó khăn hơn. Hiệu quả phẫu thuật không đảm bảo và có khả năng làm tổn thương đến các vùng xung quanh.
Ngoài ra, trong quá trình thủy tinh thể đục chín sẽ bị ngấm nước và phồng lên. Gây mất chức năng và không thể điều tiết dịch được nữa. Mắt phải cố gắng để nhìn khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu mỗi khi nhìn lâu. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến dây thần kinh mắt. Đến khi bệnh tiến triển quá nặng sẽ rất khó để phẫu thuật và điều trị. Hiệu quả sau mổ không cao và có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng.
Do đó, lời khuyên của các bác sĩ là nên phẫu thuật thay thủy tinh thể càng sớm càng tốt. Việc phẫu thuật sớm sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng không mong muốn xảy ra. Đồng thời tăng tỷ lệ thành công sau phẫu thuật cho người bệnh.
Thông thường, người bệnh sẽ cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ càng. Thông qua đó, tùy vào tình trạng mắt mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp.
3. Phẫu thuật Phaco thay thủy tinh thể
Hiện nay, phẫu thuật Phaco được biết đến là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Phương pháp này được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện chuyên khoa uy tín, trong đó có Hệ thống y tế Thu Cúc TCI.
Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn thủy tinh thể bị đục. Sau đó hút sạch các mảnh nhân ra ngoài và thay vào bằng một thể thủy tinh nhân tạo phù hợp. Với vết mổ vô cùng nhỏ từ 2.2 – 2.6mm, bác sĩ sẽ không cần khâu và không để lại sẹo.
Đây là phương pháp phẫu thuật rất an toàn, hiệu quả và tiên tiến hiện nay. Trước khi mổ, bác sĩ chỉ cần gây tê mà không cần gây mê cho người bệnh. Không hề gây ra cảm giác đau hay chảy máu. Thời gian thực hiện nhanh chỉ trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, người bệnh chỉ cần lưu lại theo dõi trong 4 tiếng là có thể xuất viện về ngay.
Sau phẫu thuật, thị lực của người bệnh được cải thiện một cách rõ rệt tức thì. Giúp người bệnh có thể nhìn thấy rõ ràng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. VD: Đọc sách, xem tivi, lái xe,…
Tùy vào loại nhân thủy tinh thể nhân tạo mà tầm nhìn của người bệnh sau phẫu thuật sẽ khác nhau. Thông thường, vấn đề này sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi phẫu thuật để người bệnh lựa chọn loại nhân phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Hiện nay, Thu Cúc TCI có đa dạng các loại thủy tinh thể nhân tạo từ đơn tiêu đến đa tiêu. Tất cả được nhập khẩu uy tín với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phù hợp với từng giác mạc.
Quý khách sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề. Hệ thống phòng khám khang trang, thiết bị y tế hiện đại, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình. Tất cả mang đến cho mỗi bệnh nhân trải nghiệm về dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao. Đặc biệt, chúng tôi hỗ trợ áp dụng linh hoạt các loại bảo hiểm giúp mỗi quý khách hàng tiết kiệm được tối đa chi phí. Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tự tin sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho đôi mắt sáng của mỗi bệnh nhân đục thể thủy tinh.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về bệnh thủy tinh thể bị đục mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Đục thủy tinh thể khi nào cần mổ?”. Nếu còn có câu hỏi nào khác liên quan, hãy liên hệ sớm với chúng tôi để được tư vấn nhé!