Y học thường theo dõi hoạt động điện của tim bằng đo điện tâm đồ. Đây là một phương pháp chẩn đoán phổ biến tại các cơ sở khám chữa bệnh. Hãy cùng TCI tìm hiểu đo điện tâm đồ là gì, thực hiện trong trường hợp nào và thực hiện ra sao nhé.
Menu xem nhanh:
1. Những điều cần biết về đo điện tâm đồ
1.1. Đo điện tâm đồ là gì – Giải thích
Đo điện tâm đồ, hay đo điện tim, được viết tắt là ECG, là một xét nghiệm hình ảnh ghi lại toàn bộ hoạt động điện học của tim bằng cách sử dụng điện cực ngoài da.
Đo điện tim sẽ cho ra đường cong ghi lại các biến thiên trong tim. Chúng ghi lại các xung điện tự nhiên điều phối sự co bóp của tim. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả này để xác định nhịp điệu và tốc độ tống máu của tim.
Đo điện tâm đồ cũng giống như thao tác ghi lại các đường cong biến thiên tuần hoàn, các chuyển đạo được đặt vào vị trí phù hợp, sau đó dòng điện tim tác động lên một bút ghi, khiến bút ghi chuyển động qua lại, lên xuống và vẽ lên tờ giấy có sẵn.
Một đường cong tuần hoàn bao gồm nhiều đường sóng biến thiên theo thời gian, chính là điện tâm đồ, được tạo ra bởi một động cơ được thiết kế sẵn điều khiển cây bút chuyển động đều và liên tục theo một vận tốc được xác định trước bởi người vận hành thiết bị.
Do vậy, biểu đồ điện tâm đồ là đồ thị có trục tung và trục hoành là đơn vị độ điện thế của dòng điện tim. Băng ghi trên giấy sẽ có làn sóng có biên độ trục tung cao hoặc thấp tùy thuộc vào mức độ điện thế cao hoặc thấp.
1.2. Sử dụng kết quả đo điện tâm đồ để làm gì?
Đo điện tim cũng là một phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, được thực hiện để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của tim mạch, cụ thể chúng có vai trò như sau:
– Đo tốc độ đập tim và cấu trúc tim
– Tiếng đập, nhịp điệu tim
– Nhận biết các rối loạn dẫn truyền
– Phát hiện tình trạng đau tim, thiếu máu cục bộ ở tim
– Xác định lưu lượng máu đến tim, từ đó nhận biết các bất thường của tim
– Nhận biết rối loạn nhịp tim, tình trạng chậm hoặc không đều
– Nhận biết các dấu hiệu điện giải bất thường hoặc tình trạng tổn thương cơ tim, màng ngoài tim.
2. Đo điện tâm đồ được sử dụng trong các trường hợp nào?
2.1. Những trường hợp đặc hiệu sử dụng điện tâm đồ
Thông thường, phương pháp đo điện tim sẽ được sử dụng trong các trường hợp như:
– Chẩn đoán các rối loạn dẫn truyền: Nhận biết trường hợp tổn thương hoặc mất đồng bộ dẫn truyền nhờ vào các hình ảnh bất thường ở nhánh điện học sau khi đo điện tâm đồ.
– Nhận biết và chẩn đoán các rối loạn trong nhịp tim: Khi sử dụng điện tâm đồ để chẩn đoán rối loạn tim, bác sĩ có thể nhận thấy các vị trí phát ra nhịp bất thường như cơ tim, nhĩ nhất, nút xoang,…
– Chẩn đoán tình trạng đặc biệt như ngộ độc thuốc (ngộ độc có thể gây ra các rối loạn, chẳng hạn như digoxin làm thay đổi đoạn ST của một số chuyển đạo).
– Chẩn đoán tình trạng phì đại cơ nhĩ, cơ thất: Đo điện tim có thể giúp bác sĩ nhận định về tình trạng buồng tim lúc đó. Ngoài ra, đo điện tâm đồ còn được dùng để chẩn đoán rối loạn điện giải
– Chẩn đoán kịp thời bệnh lý tim thiếu máu cục bộ: Sóng T âm trên điện tâm đồ dẹt cho thấy cơ tim thiếu máu.
– Sử dụng để chẩn đoán cơn nhồi máu cơ tim diễn ra: Khi cơ tim thiếu dưỡng khí, thiếu máu,… sẽ xuất hiện những tổn thương cơ tim, khi này các dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi và tất cả sẽ được điện tâm đồ ghi nhận. Đây cũng được coi là chẩn đoán có giá trị hơn cả trong các phương pháp cận lâm sàng tim mạch.
2.2. Một số trường hợp không đặc hiệu có thể chỉ định sử dụng điện tâm đồ
Một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp đo điện tâm đồ như chẩn đoán bệnh lý tim mạch cho người cao tuổi, bệnh nhân mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh lý đái tháo đường, đau ngực, khó thở thường xuyên hoặc người có tiền sử thường bị ngất.
3. Hướng dẫn khi sử dụng điện tâm đồ
3.1. Cách đo điện tâm đồ như thế nào?
Trước khi tiến hành, bác sĩ thường khai thác những thông tin như: Người thân có bệnh tim mạch hay không, có thường xuyên tập thể dục hay không cũng như các bất thường mà bệnh nhân gặp phải.
Sau đó, tiến hành kiểm tra theo các bước
– Đặt bệnh nhân nằm thẳng và dán điện cực lên bụng, vùng ở dưới xương đòn, sau đó kết nối dây điện cực với máy đo điện tâm đồ.
– Tín hiệu điện tim được ghi lại và hiển thị dưới dạng biểu đồ, các tín hiệu này bao gồm cả các sóng điện bất thường.
– Tháo điện cực và hoàn tất quá trình đo điện tâm đồ.
Kết thúc bài test, bệnh nhân được theo dõi, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp thở, nhịp tim,.. Nếu nhịp tim bình thường, bệnh nhân sẽ không cần thực hiện thêm các xét nghiệm nào khác. Trong trường hợp có bất thường xảy ra, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm. Đối với trường hợp nhịp tim bị rối loạn, bác sĩ thường sẽ lên kế hoạch để điều trị và làm thêm cá xét nghiệm phục vụ điều trị.
3.2. Những lưu ý khi đo điện tâm đồ là gì?
Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như sau:
– Cần liệt kê và mô tả thành thật, đầy đủ về tình trạng bản thân, tiền sử bệnh lý của mình và gia đình để bác sĩ có thể đánh giá chính xác.
– Nên mặc các bộ đồ thoải mái, rộng rãi hoặc có thể sử dụng quần áo chuyên dụng tại bệnh viện.
– Cần trình bày các loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng đã và đang dùng để bác sĩ xem xét có ảnh hưởng đến kết quả đo điện tim hay không.
Ngoài ra, khi thực hiện cần chú ý thêm những vấn đề sau:
– Cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nằm yên và không nên giữ tâm trạng lo lắng quá nhiều.
– Đảm bảo nằm đúng tư thế và giữ nguyên, không dịch chuyển hay run sợ vì có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả.
– Bệnh nhân cần đảm bảo hít sâu, thở ra đều đặn trong quá trình thực hiện đo điện tâm đồ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn lý giải đo điện tâm đồ là gì, sử dụng trong các trường hợp nào cũng như những vấn đề cần chú ý khi thực hiện đo điện tâm đồ.