Không chỉ gây tổn thương trên da, bệnh viêm khớp vẩy nến còn gây viêm ở các khớp ngoại biên hoặc cột sống. Bài viết dưới đây đề cập đến các cách điều trị viêm khớp vẩy nến.
Viêm khớp vẩy nến nặng có thể gây biến dạng và phá huỷ khớp không phục hồi. Do đó, điều trị viêm khớp vẩy nến càng tiến hành sớm bao nhiêu càng cho kết quả tốt bấy nhiêu.
Điều trị viêm khớp vẩy nến cần kết hợp điều trị cả tổn thương da và khớp. Theo đó, hầu hết các thuốc trị viêm khớp vảy nến hiện nay đều đáp ứng được yêu cầu này. Bên cạnh việc sử dụng thuốc , người bệnh cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác như vật lý trị liệu để hồi phục chức năng vận động của khớp; ngoại khoa có thể cần thiết để chỉnh sửa, thay khớp ở giai đoạn muộn.
Tuỳ theo tình trạng bệnh nặng nhẹ mà sử dụng các loại thuốc thích hợp.
-Điều trị tổn thương da: Bệnh nhẹ chưa gây tổn thương nhiều cho da thì có thể dùng thuốc bôi tại chỗ như anthralin, mỡ vitamin D, mỡ salixylate, mỡ corticosteroid; Với những trường hợp da bị tổn thương nặng cần phối hợp với các thuốc điều trị toàn thân như methotrexate, liệu pháp hóa-quang (methoxypsoralen kết hợp với chiếu tia cực tím A sóng dài), các dẫn chất acid retinoic (etretinate), cyclosporin, các chế phẩm sinh học.
Các thuốc điều trị viêm khớp vảy nến: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID); Corticosteroid; Các thuốc điều trị cơ bản, làm thay đổi bệnh (DMARD; Các chế phẩm sinh học…
Điều trị viêm khớp vẩy nến cần được thực hiện ở các chuyên khoa cơ xương khớp uy tín. Bệnh nhân cần được thăm khám chuyên khoa để đánh giá về tình hình bệnh. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.