Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan. Nguyên nhân là do viêm amidan cấp tính không được chữa trị tận gốc. Vậy điều trị viêm amidan mạn tính như thế nào hiệu quả là băn khoăn chung của nhiều người khi mắc bệnh.
Thông thường, khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ có biểu hiện cổ họng hay có cảm giác ngứa, khô nóng, hơi đau. Có khi cảm giác như có dị vật, hôi miệng, khạc ra chất bã đậu hôi, sốt nhẹ, tiêu hóa kém, mất sức. Khi khám thấy amidan to hoặc teo, nhưng bề mặt amidan có nhiều chấm trắng như bã đậu.
Do sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra, 2 amidan to vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa, niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm, trong các hốc có thể có mủ trắng. Viêm amidan mạn tính quá phát có thể gây thở khò khè, đêm ngủ ngáy to, nếu amidan quá to có thể gây khó nuốt, khó thở, đặc biệt có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Ở người lớn tuổi: Hai amidan nhỏ, viêm đi viêm lại làm amidan xơ teo đi. Bề mặt amidan không nhẵn mà gồ ghề, lỗ chỗ, chằng chịt những xơ trắng, có những chấm mủ nhỏ, trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm, ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.
Để điều trị viêm amidan mạn tính trước tiên cần điều trị sớm bệnh viêm amidan ngay ở giai đoạn đầu khi mới khởi phát bệnh.
Viêm amidan thường do nhiễm khuẩn gây ra nên điều trị bệnh bằng thuốc kháng khuẩn là chủ yếu. Một số loại thuốc hay được sử dụng chữa viêm amidan gồm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như panacetamol, thuốc giảm xung huyết, phù nề, thuốc trị ho, tiêu đờm, thuốc kháng viêm, sát khuẩn như penicillin, betadine…
Việc sử dụng những loại thuốc nào cũng tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh và do bác sĩ chỉ định. Người bệnh nên tránh tự mua thuốc về uống. Nếu 2-3 ngày dùng thuốc đã hết các triệu chứng bệnh nhưng thuốc theo đơn vẫn còn thì vẫn phải tiếp tục uống, tránh việc kháng thuốc nếu như bệnh có tái phát lại.
Khi đã bị viêm amidan mạn tính thì cách điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng đối với một số trường hợp viêm nhiễm nhiều lần hay có dấu hiệu bệnh áp xe, hoặc bệnh bắt đầu sinh ra những biến chứng nguy hiểm.
Trong khi điều trị viêm amidan mạn tính, để bệnh không tái phát cũng như cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh viêm amidan mạn tính nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hạn chế thực phẩm cứng, rắn, đồ uống, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh uống rượu bia, thuốc lá. Thay vào đó là một chế độ ăn uống hợp lý: thực phẩm lỏng, mềm, nhiều chất xơ, rau củ quả, uống nhiều nước…
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh viêm amidan mạn tính và cách điều trị, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ.