Thông thường với các phương pháp trồng răng hay bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ được khuyên dùng loại răng toàn sứ. Điều này là bởi răng toàn sứ có nhiều ưu điểm cả về chức năng và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên có phải mọi người đều nên dùng răng toàn sứ và đâu là các loại răng sứ cao cấp?
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là răng sứ?
Răng sứ chính là phần răng sứ giả hoặc mão sứ bao bọc một phần hay toàn phần phía ngoài thân răng. Răng sứ đóng vai trò giúp tái tạo lại về màu sắc, hình dạng và đảm bảo chức năng cho răng. Những răng sứ được làm từ chất liệu sứ cao cấp sẽ đảm bảo độ bền đẹp, an toàn và không gây kích ứng.
Trên thực tế có khá nhiều người chọn làm răng sứ để những khuyết điểm của hàm răng như răng thưa, răng sứt, răng ố vàng, … được cải thiện. Sau khi thực hiện, tính thẩm mỹ của hàm răng sẽ được tăng cao, đảm bảo độ bền và chức năng ăn nhai tốt.
2. Răng sứ có mấy loại?
Trên thị trường hiện nay, răng sứ được chia làm 2 loại răng chính. Mỗi loại sẽ có độ phù hợp với những tình trạng nhất định:
2.1 Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại thường có dạng chất liệu truyền thống và xuất hiện từ khá lâu. Loại răng này có phần khung răng chế tạp từ hợp ki Crom – Niken hoặc Crom – Coban. Bên ngoài răng sẽ được bao phủ bằng lớp men sứ.
Ưu điểm của răng sứ kim loại:
– Chi phí khá thấp, phù hợp đa dạng đối tượng.
– Răng có độ cứng cùng khả năng chịu lực tốt.
– Răng có thể đảm bảo về chức năng ăn nhai, cảm giác thoải mái.
Hạn chế của răng sứ kim loại:
– Tuổi thọ của răng thấp, chỉ khoảng từ 3-5 năm.
– Phần khung kim loại bên trong dễ bị oxy hóa ở trong môi trường có axit trong khoang miệng. Từ đó, phần cổ răng ở sát viền nướu dễ bị đen.
– Răng có màu sắc không tự nhiên, dễ lộ ánh đen kim loại khi có ánh sáng chiếu qua.
– Mão răng tương đối dàu nên buộc cần mài răng thật nhiều hơn.
– Răng có nguy cơ gây kích ứng mô mềm trong khoang miệng.
2.2 Răng toàn sứ
Răng toàn sứ là loại răng được khá nhiều bác sĩ khuyên sử dụng.
Ưu điểm của răng toàn sứ:
– Răng toàn sứ có màu sắc cùng hình dàng tương đồng gần như hoàn toàn với răng tự nhiên. Vì vậy, loại răng này sẽ rất phù hợp để phục hình các vị trí răng cửa.
– Không gây tình trạng kích ứng, độc hại cho người sử dụng.
– Không gây ra hiện tượng bị đen viền nướu khi sử dụng.
Hạn chế của răng toàn sứ:
– Độ chịu lực của răng toàn sứ không quá cao, chỉ gấp 5-6 lần so với răng thật.
– Người dùng cần chăm sóc răng cẩn thận để duy trì tuổi thọ răng cao.
– Chi phí thực hiện với răng toàn sứ tương đối cao.
3. Các loại răng sứ cao cấp trên thị trường hiện nay
Hiện nay có khá nhiều loại răng sứ được sản xuất và sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, các loại răng này có sự khác nhau về cả chất lượng và giá thành. Sau đây, ta hãy cùng điểm qua các loại răng sứ cao cấp hiện nay:
3.1 Răng sứ cao cấp Zirconia
Răng sứ Zircona là loại răng được chế tạo không có thành phần kim loại. Răng có 2 lớp với phần trong là khung chịu lực Zircona. Loại khung này có độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt tốt. Lớp bên ngoài là phần men sứ với màu sắc khá giống răng thật. Sử dụng loại răng này, ta sẽ không sợ tình trạng bị đen viền nướu.
3.2 Răng sứ cao cấp Cercon HT
Cecron HT là loại răng sứ với khả năng phục hình ở nhiều vị trí răng khác nhau. Răng sứ này được thiết kế bởi công nghệ CAD/CAM – công nghệ chế tác răng sứ tiên tiến với độ chính xác cao. Nhờ vậy, tính thẩm mỹ của răng được đảm bảo khá tốt. Răng có màu trắng trong và không bị đục vì khối sứ được nung ở nhiệt độ cao.
3.3 Răng sứ cao cấp Nacera 9 MAX
Nareca 9 MAX là dòng răng sứ với đến 16 tông màu khác nhau. Nhờ vậy, ta có thể đảm bảo màu sắc tương thích tối đa với răng thật. Một điểm đặc biệt của loại răng này chính là 9 lớp sứ cực mỏng được chế tác đắp chồng lên nhau. Từ đó, răng có độ cứng chắc, sáng bóng với tính thẩm mỹ vượt trội so với nhiều loại răng sứ khác. Bên cạnh đó, nếu được chăm sóc phù hợp, tuổi thọ của răng có thể lên tới 20 năm.
3.4 Răng sứ cao cấp DDBio HT
Độ thấu quang của răng sứ DDBio HT tốt, màu sắc đẹp, tự nhiên. Cùng với đó, thiết kế sườn và chụp răng hoàn toàn từ chất liệu sứ nên răng sẽ không bị oxy hóa ở trong môi trường miệng. Sau một thời gian sử dụng, viền nướu vẫn không bị đen.
Bên cạnh đó, loại răng sứ này có độ bền cao hơn nhiều so với răng thật. Đây là một ưu điểm khá lớn, đem lại sự thoải mái trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
3.5 Răng sứ Emax
Răng sứ Emax thuộc dòng răng toàn sứ cao cấp, tính thẩm mỹ cao. Cấu tạo của răng gồm 2 phần với lớp sườn làm từ vật liệu sứ có chất lượng cao. Phía ngoài răng sẽ được phủ 5 lớp sứ giúp răng có độ thấy quang cao, độ trong mờ tự nhiên giống như răng thật. Răng có độ tương thích sinh học cao, đảm bảo an toàn, không gây hại tới sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, loại răng sứ này có thể cải thiện tốt các tình trạng răng bị nhiễm màu nặng, răng chết tủy, sứt mẻ, thưa kẽ lớn, … Tuổi thọ răng khoảng 15-20 năm và nếu chăm sóc tốt, răng có thể sử dụng lâu hơn nữa.
Hiện nay, răng sứ Emax được chia làm 4 loại là răng sứ Emax Press, răng sứ Emax CAD, răng sứ Emax ZirCAD, răng sứ Emax ZirCAD Prime. Mỗi loại sẽ có độ phù hợp riêng tùy theo tình trạng và nhu cầu của từng cá nhân.
Bài viết đã điểm qua về các loại răng sứ cao cấp. Qua đó, hy vọng mỗi người đã có được lựa chọn phù hợp cho bản thân. Và sau khi thực hiện bọc sứ, răng miệng cần được chăm sóc cẩn thận, đúng cách và tái khám định kỳ đúng lịch hẹn bác sĩ để có thể duy trì tính thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ của răng.