Trẻ em thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển. Thực tế, tình trạng này ngày càng phổ biến và trẻ đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn về mặt sức khỏe. Để phòng ngừa, bố mẹ hãy ghi nhớ 4 cách dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết trẻ em thiếu vitamin D
1.1. Tổng quan về vitamin D
Vitamin được xem là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể, mỗi loại sẽ đảm nhiệm vai trò khác nhau. Ở trẻ em, các loại vitamin cần thiết gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin K và vitamin D. Trong số đó, vitamin D là một loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp tế bào xương, đồng thời hấp thụ các khoáng chất như canxi.
Trẻ em có vitamin D đầy đủ sẽ giúp “sở hữu” một hệ xương khớp khỏe mạnh. Nhưng nếu thiếu hụt thì có thể dẫn tới tình trạng còi xương, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.
1.2. Làm sao để nhận biết trẻ thiếu vitamin D?
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ em có thiếu vitamin D hay không, cha mẹ hãy dựa vào đây để xem con có thuộc nhóm thiếu hụt vitamin không nhé.
– Yếu xương, yếu cơ
– Vóc dáng thấp bé, phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa
– Thường xuyên mắc bệnh
– Luôn mệt mỏi, không nhiều năng lượng
Tuy nhiên, rất ít bố mẹ để ý và phát hiện ra các dấu hiệu trên ở trẻ. Điều này sẽ là khiến cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ chịu ảnh hưởng lớn về lâu dài.
2. Nguyên nhân gây ra
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là trẻ tiếp xúc không đủ với ánh nắng mặt trời. Phụ huynh lo sợ trẻ sẽ bị ốm nếu cho ra ngoài vì nhiều yếu tố sau:
– Thời tiết lạnh, nóng hoặc mưa bão
– Nhiều vi khuẩn, bụi bặm ở môi trường bên ngoài
– Tiếp xúc với nhiều đứa trẻ khác, chẳng may trong đó có trẻ bị nhiễm bệnh
– Không kiểm soát được hành vi của trẻ: ăn đồ lạ, chơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh
Chính vì thế mà bố mẹ hay giữ con ở trong nhà nhiều hơn. “Ít ra ở trong nhà vẫn an toàn hơn so với việc ra ngoài đường” – đây là suy nghĩ khá phổ biến của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên, họ không biết rằng việc này có thể góp phần làm giảm vitamin D ở trẻ vì không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – nguồn cung cấp chính và tự nhiên.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không đủ chất cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt này ở trẻ em.
3. Cách phòng ngừa
3.1. Dành thời gian trong ngày cho trẻ vui chơi ngoài trời
Thay vì giữ khư khư trẻ ở trong nhà, bố mẹ hãy khuyến khích con vui chơi ở ngoài trời. Nhất là trong những tháng nhiều nắng sẽ giúp trẻ hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời để sản xuất vitamin D một cách tự nhiên.
Có một lưu ý nhỏ là chỉ nên cho trẻ chơi ở ngoài trời trong khoảng thời gian sáng sớm (trước 8h) hoặc chiều muộn (sau 16h). Lúc này ánh sáng mặt trời ở mức độ dễ chịu và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tránh cho trẻ ra ngoài vào những thời điểm nắng gắt trong ngày (từ 11h đến 15h). Lí do là bởi thời điểm này tia cực tím rất mạnh và dễ khiến trẻ bị ốm.
3.2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng “hoàn hảo” cho trẻ là chế độ không thiếu bất kỳ vitamin hay khoáng chất nào. Phụ huynh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết vào trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, gồm: vitamin C, sắt. kẽm, chất xơ,… và không thể thiếu vitamin D.
Một số thực phẩm giàu vitamin D sau rất tốt đối với sức khỏe:
– Nhóm cá béo: các thu, cá hồi, cá ngừ
– Lòng đỏ trứng
– Các sản phẩm được làm từ sữa và ngũ cốc
– Nước cam
Tuy nhiên, bố mẹ nên bổ sung ở lượng vừa đủ, cân bằng giữa các vitamin và khoáng chất khác.
3.3. Bổ sung vitamin D
Nếu nguồn thức ăn và ánh nắng mặt trời không đủ để đáp ứng nhu cầu thì bổ sung vitamin D là cần thiết. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với những trẻ có nguy cơ thiếu hụt cao như:
– Trẻ có làn da sẫm màu hơn
– Trẻ bú mẹ nhưng không nhận đủ
Việc bổ sung vitamin D qua dạng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Không nên tự ý mua thuốc bên ngoài cho con uống vì tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn.
3.4. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để bố mẹ theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đồng thời biết được con có đang thiếu hụt chất dinh dưỡng nào hay không.
Qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá mức vitamin của trẻ, trong đó có vitamin D. Từ đó đưa ra tư vấn cụ thể cho bố mẹ trong việc bổ sung hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng của con
Bên cạnh đó, cha mẹ tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ còn giúp:
– Biết được trẻ có đang phát triển đạt chuẩn theo đúng độ tuổi.
– Phòng ngừa và tầm soát rủi ro bệnh tật. Có rất nhiều bệnh lý không bộc lộ triệu chứng, do đó cha mẹ khó có thể nhận biết được nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Chỉ khi khám sức khỏe thì mới có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường từ bên trong, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ nhập viện.
– Được giải đáp các thắc mắc xoay quanh các vấn đề dinh dưỡng. hoạt động thể chất phù hợp với trẻ, cách khắc phục các thói quen xấu của trẻ,…
Có thể thấy, trẻ em là đối tượng dễ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có thiếu hụt vitamin. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ, bố mẹ cần tạo lập một chế độ chăm sóc khoa học (dinh dưỡng, tập luyện, khám sức khỏe,…). Chỉ có vậy mới giúp tăng cường tối ưu cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của trẻ một cách tốt nhất.