Đau xương sườn là triệu chứng rất hay gặp ở nhiều người. Dấu hiệu này cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể mà không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia y tế, đau xương sườn được thể hiện ở việc đau sườn bên trái hoặc bên phải. Những cơn đau có thể là đau nhói hoặc âm ỉ ở xương sườn. Một vài trường hợp cơn đau lan rộng ra sau lưng.
Menu xem nhanh:
Các bệnh lý gây đau xương sườn
Bệnh lý ở đường hô hấp
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi xảy ra khi có không khí đi vào khoang trống giữa phổi và thành ngực. Lúc này áp suất làm phổi tràn khí và gây nên những cơn đau xương bất thường.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi xảy ra khi máu tích tụ trong động mạch phổi. Từ đó gây nên những cơn đau nhói đột ngột ở xương sườn.
Ung thư phổi
Đau xương sườn cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư phổi kèm theo các biểu hiện khác như ho, khó thở, đau tức ngực, sụt cân nghiêm trọng…
Bệnh lý ở đường tiêu hóa
- Khó tiêu
Tình trạng khó tiêu xuất hiện khi ăn phải những thực phẩm khó khó tiêu hóa, khiến bạn có cảm giác nóng rát, đau xương, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn sau mỗi bữa ăn.
Bệnh lý ở cơ xương khớp
- Đau cơ mạn tính
Đau cơ mạn tính thường gây ra các triệu chứng đau toàn cơ thể, trong đó có đau ở xương sườn. Đau cơ khiến bạn gặp khó khăn khi vận động, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Thông thường khi bị đau cơ mạn tính, các cơn đau liên tục xuất hiện với những cường độ mạnh – nhẹ khác nhau.
- Viêm sụn sườn
Đây là tình trạng phần sụn nối giữa xương sườn với xương ức. Khi bị viêm sụn sườn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơn đau ở xương sườn, đau lan xuống lưng và bụng trái.
Ngoài ra, khi bị viêm sụn sườn, bạn còn có cảm giác đau khi hít thở hoặc tập thể dục, đau khi bị ép ngực.
- Gãy xương sườn
Khi chấn thương lồng ngực, đặc biệt là gãy xương sườn. Gãy xương sườn sẽ làm phá hủy mạch máu hoặc các cơ quan nội tạng trong ngực, gây đau đớn, khó chịu. Trong trường hợp này cần phải tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chớ chủ quan khi bị đau xương sườn
Đau xương sườn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy vào từng loại bệnh sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Thế nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan với biểu hiện đau xương. Người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Khám lâm sàng
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cơ thể, kiểm tra huyết áp, cân nặng, nghe tim phổi, sờ nắn vùng ngực – bụng, ấn vào ngực – bụng để tìm kiếm vị trí đau, xác định mức độ đau; hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình để có kết luận sơ qua về sức khỏe.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu hơn như:
– Xét nghiệm máu nhằm đánh giá các bệnh lý về máu, chẩn đoán viêm gan, HIV, rối loạn mỡ máu…
– Chụp X-quang ngực để tìm kiếm bất thường ở phổi, xương sườn
– Siêu âm ổ bụng nhằm phát hiện các vấn đề ở gan, dạ dày…
Tùy vào loại bệnh, mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hợp lý.
Đau xương sườn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý từ thông thường như vấn đề ở đường tiêu hóa, tới nguy hiểm như bệnh lý xương khớp hoặc ung thư phổi. Chính vì thế, người bệnh không được chủ quan với sức khỏe, đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.