Đau khớp háng ở trẻ em do đâu?

Đau khớp háng ở trẻ là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện sớm đau khớp háng ở trẻ do đâu để có cách điều trị kịp thời hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng đau khớp háng ở trẻ em 

Triệu chứng đau khớp háng ở trẻ em 

Đau khớp háng ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả

– Trước khi phát bệnh viêm khớp háng  thì bệnh nhân thường có hiện tượng nhiễm trùng tai mũi họng hoặc đường tiêu hóa vài 3 ngày trước đó.

– Ở giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường bị sốt nhẹ

– Trẻ bị đau ở vùng đùi hoặc vùng đầu gối khiến cho dáng đi trở nên khập khiễng

– Việc cử động khớp háng gặp nhiều khó khăn, rõ nhất khi người bệnh xoay chân vào trong hoặc ra ngoài.

Đau khớp háng ở trẻ em do đâu?

Do bong sụn viền khớp háng

Đối với trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh bong sụn viền khớp háng gây nên tình trạng đau khớp háng, do trẻ rất hiếu động hoạt động mạnh nên dễ xảy ra tổn thương ở khớp háng, lúc này cảm giác đau thường hay kèm theo tiếng kêu. Thường khi chụp x- quang sẽ phát hiện bệnh một cách dễ dàng chính xác nhất.

Do bệnh viêm khớp háng

Vận động mạnh gây ra những vi chấn thương lặp lại nhiều lần làm hình thành nên viêm khớp háng ở trẻ. Đối với bệnh viêm khớp háng thì không chỉ là gây đau khớp háng mà còn kèm theo một số dấu hiệu khác như: sốt, mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, khó khăn trong cử động, mắc bệnh đường tiêu hóa…

Thoái  hóa khớp háng

Trẻ nhỏ rất hiếm gặp phải tình trạng thoái hóa khớp háng, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp do dị tật xương khớp bẩm sinh có thể gây nên tình trạng thoái hóa khớp háng.

Điều trị đau khớp háng ở trẻ em

Điều trị đau khớp háng ở trẻ em

Để trẻ được điều trị hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi có triệu chứng đau khớp háng

Khi trẻ có triệu chứng bị đau khớp háng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả. Theo đó, để điều trị hiệu quả, bác sĩ chỉ định thực hiện xác chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X quang, chụp MRI để phát hiện tổn thương và nguyên nhân gây đau khớp háng ở trẻ.

Tùy vào nguyên nhân gây đau khớp háng mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

– Điều trị bằng thuốc có thể kéo dài 1- 2 tuần. Trong thời gian này bệnh nhân cần nghỉ ngơi giảm hoạt động đi lại. Tuy nhiên các thuốc chống viêm giảm đau cũng không mấy hiệu quả đối với căn bệnh này.

– Khi điều trị nội khoa không có được hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa để việc chữa trị có hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital