Đau bụng xung quanh rốn ở trẻ em là do đâu và xử trí thế nào là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây đau bụng xung quanh rốn ở trẻ EM
Đau bụng ở trẻ tưởng chừng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, có thể đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Nguyên nhân thường gặp gây đau bụng xung quanh rốn ở trẻ là do ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hóa chất. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường có sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá…
Bên cạnh đó, các nguyên nhân phổ biến khác gây đau bụng xung quanh rốn ở trẻ em là:
- Viêm ruột thừa: bệnh thường gặp ở trẻ em trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn, ví dụ như: đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, buồn nôn… Ở trẻ dưới 2 tuổi, các dấu hiệu đau bụng do viêm ruột thừa thường là: có sốt nhẹ, nôn, trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái, ban đầu đau ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.
- Giun: đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun.
- Bệnh lồng ruột: những cơn đau bụng lặp đi lặp lại – dấu hiệu của lồng ruột. Trẻ có thể khóc thét vì đau bụng, nôn, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi.
- Thoát vị bị nghẽn: trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.
- Sỏi đường tiết niệu gây đau bụng có khi rất dữ dội. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, trẻ em gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn trẻ em trai gây nên cơn đau bụng dưới.
2. Làm gì khi trẻ đau bụng xung quanh rốn?
Khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc có rối loạn tiêu hóa như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)… cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, không nên chần chừ, không nên chủ quan, không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun…
Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.