Đau bụng, đi ngoài khi ăn đồ lạ là bệnh gì? Và những lưu ý quan trọng

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau bụng đi ngoài khi ăn đồ lạ là bệnh gì? Đây là câu hỏi nhiều người băn khoăn không biết mình đang gặp vấn đề gì nên khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt.

1. Đau bụng đi ngoài khi ăn đồ lạ là bệnh gì?

Thông thường, một người bình thường có thể 1 hoặc 2 ngày đi đại tiện một lần nhưng phân thành khuôn, nhuận, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Khi có những biểu hiện rối loạn về số lần đại tiện, tính chất phân, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đầy chướng, buồn nôn và nôn… là những dấu hiệu của các bệnh lý đường tiêu hóa.

đau bụng đi ngoài khi ăn đồ ăn lạ

Đau bụng và đi ngoài là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến dạ dày, đường tiêu hóa

Triệu chứng đau bụng, đi ngoài khi ăn đồ ăn lạ cảnh báo một số bệnh lý như:

Hội chứng ruột kích thích: Sau khi thay đổi thói quen ăn uống, ăn đồ lạ, hoặc dùng một số thuốc, bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt, hoặc táo bón.

– Rối loạn vi khuẩn đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột gây đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, nát hoặc sống phân.

Viêm đại tràng mạn tính: số lần đi ngoài trên 1 lần một ngày, thường vào lúc sáng sớm hoặc sau ăn đồ sống lạnh, sau dùng các chất kích thích. Tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn, thậm chí phân táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Có thể đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết lại muốn đi tiếp…

2.Đau bụng đi ngoài khi ăn đồ lạ, người bệnh cần lưu ý gì?

Đồ ăn lạ không phải do tự tay chế biến sẽ khiến cơ thể có những phản ứng hóa học khi hấp thụ, vì vậy chúng ta cần cẩn thận và để ý khi cơ thể lên tiếng.

2.2 Duy trì chế độ ăn đều đặn

Người bệnh không nên bỏ bữa bởi việc này sẽ tạo khoảng trống cho khí tràn vào hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác căng tức bụng, đầy hơi. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đau bụng và đi ngoài khi ăn đồ ăn lạ

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Với người mắc hội chứng ruột kích thích nếu ăn quá nhiều, quá no, hệ tiêu hóa vốn đã yếu có nguy cơ bị suy thêm, quá tải dẫn đến cảm giác căng cứng, tức hoặc có thể tiêu chảy. Do vậy, bệnh nhân nên ăn một lượng vừa đủ, hoặc chia thức ăn thành những bữa nhỏ.

2.3 Bổ sung chất xơ hòa tan giảm tình trạng đau bụng đi ngoài khi ăn đồ lạ

Cố gắng xoa dịu hệ thống tiêu hóa của bạn với chất xơ cơ có trong cám yến mạch, lúa mạch, đậu, các loại hạt. Vì những loại chất xơ này có tác dụng giảm lượng cholesterol,  giúp bạn cảm thấy no bụng và kiểm soát cảm giác thèm ăn.

2.4 Uống nhiều nước

Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước. Các chất lỏng sẽ bổ sung lượng nước cho cơ thể nếu bị tiêu chảy, và làm mềm các chất thải nếu bạn đang đối phó với chứng táo bón.

2.5 Tránh đồ uống có ga và nước ngọt

Các loại đồ uống chứa ga sẽ càng khiến cho hệ tiêu hóa càng thêm khó chịu. Fructose, thành phần chính trong các loại đồ uống có đường, cũng có thể tạo ra khí. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng ống hút bởi cách uống này khiến họ nuốt nhiều không khí hơn.

đau bụng bị đi ngoài khi ăn đồ ăn lạ

2.6 Không uống rượu và cà phê hoặc các chất kích thích

Cà phê và rượu là những chất kích thích cực mạnh lên hệ tiêu hóa và làm gia tăng tác động đến hệ tiêu hóa.

Khi có những triệu chứng đau bụng, đi ngoài khi ăn đồ lạ, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thăm khám và điều trị kịp thời hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital