Dán sứ veneer là phương pháp quen thuộc có vai trò vượt trội trong việc phục hình thẩm mỹ và chức năng răng. Nhờ đó, mọi người có thể sở hữu hàm răng chắc khỏe, sáng bóng, đều đẹp và nụ cười tự tin rạng ngời khi giao tiếp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp dán răng sứ veneer ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Răng sứ veneer là gì?
Răng sứ veneer là một phương pháp phục hình thường được áp dụng trong lĩnh vực nha khoa. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một mặt dán sứ siêu mỏng, dán trực tiếp lên bề mặt răng thật bằng keo dán nha khoa.
Mặt dán răng sứ được làm từ các chất liệu đặc biệt như titan, kim loại, kim loại quý… nên thường có độ chắc chắn vượt trội và an toàn với sức khỏe răng miệng. Mặt dán được chế tác theo kiểu dáng, kích thước, màu sắc tương tự như răng thật của mọi người.
Các bác sĩ sẽ tiến hành dán mặt sứ ôm khít thân răng để phục hình răng thật. Hàm răng nhiều khiếm khuyết giờ đây đã trở nên đều, hoàn hảo hơn. Nhờ đó, mọi người có thể sở hữu hàm răng chắc khỏe với nụ cười thẩm mỹ vượt trội.
Bởi vậy, dán răng sứ veneer trở thành một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người ưa chuộng hiện nay.
2. Ai có thể dán sứ veneer?
Phương pháp dán sứ veneer mang lại hiệu quả vượt trội trong việc phục hình nha khoa, thường được áp dụng cho những người gặp phải một số khiếm khuyết về răng miệng như:
– Răng sứt mẻ nhỏ
– Răng thưa, hở kẽ
– Răng xỉn màu
– Răng có kích cỡ không đều
– Răng lệch lạc nhẹ
– Răng hô, móm nhẹ…
Dán sứ giúp phục hình thẩm mỹ răng một cách hoàn hảo nhưng không xâm lấn hay làm tổn thương tới mô răng thật. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích áp dụng cho những ai gặp phải tình trạng:
– Sai lệch khớp cắn nặng
– Răng mất men, bề mặt rỗ
– Răng gãy vỡ lớn
– Răng thưa, hở kẽ lớn
– Răng sâu lớn
– Răng bị viêm tủy
– Viêm nha chu nặng…
Mặc dù là một phương án tối ưu nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể dán sứ phục hình. Trong trường hợp bất chấp thực hiện, răng không chỉ bị ảnh hưởng về chức năng, tuổi thọ mà còn có thể ảnh hưởng tới khớp cắn và tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm khôn lường.
3. Ưu & nhược điểm của răng sứ veneer
3.1. Ưu điểm
Phương pháp dán sứ veneer được đánh giá cao trong việc phục hình nha khoa với rất nhiều ưu điểm vượt trội:
– Tính thẩm mỹ cao: Khắc phục hiệu quả tình trạng răng ố vàng, khấp khểnh, lệch lạc nhẹ… giúp mọi người có thể tự tin khi giao tiếp xã hội.
– Bảo toàn chức năng răng: Chất liệu sứ cao cấp, đảm bảo răng luôn chắc chắn, giúp mọi người có thể ăn nhai thoải mái như răng thật.
– Hạn chế xâm lấn mô răng: Răng thật chỉ mài với kích thước rất mỏng từ 0,2-0,5mm nên thường không bị ảnh hưởng, bảo tồn tủy răng tối đa.
– Độ bền vượt trội: Được chế tác bằng các chất liệu cao cấp giúp răng cứng, chắc và có độ bền vượt trội lên tới 20 năm nếu được chăm sóc khoa học, kỹ lưỡng.
– Thời gian phục hình nhanh: Mọi người chỉ cần mất từ 1-2 tuần để có thể sở hữu hàm răng đều, đẹp và nụ cười tự tin rạng ngời thay vì phải mất tới 1-2 năm để niềng răng hoặc trồng Implant.
– Chi phí tối ưu: Dán răng sứ veneer thường có giá thành khá phù hợp với điều kiện tài chính của mọi người, dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng/răng, tùy thuộc vào chất liệu…
3.2. Nhược điểm
– Tính ứng dụng không quá lớn: Do không thể áp dụng cho các trường hợp gặp phải khiếm khuyết nghiêm trọng như hô móm, sai lệch khớp cắn… Thay vào đó, mọi người cần phải thực hiện phương pháp chỉnh nha khác để có thể sở hữu nụ cười tự tin: Phẫu thuật chỉnh hàm, niềng răng….
– Đảm bảo về sức khỏe răng miệng: Người dán sứ cần phải đảm bảo sức khỏe răng miệng, không mắc bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy răng… để có thể thực hiện dán sứ một cách suôn sẻ.
– Yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao: Để đảm bảo mặt dán ôm khít thân răng, ngăn ngừa tình trạng lệch lạc, thừa keo dán… gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
4. Quy trình dán sứ veneer
Dán sứ veneer là kỹ thuật phức tạp nên cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa có uy tín với bác sĩ chuyên môn cao theo quy trình cụ thể:
Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng để xác định mức độ phù hợp với phương pháp sứ. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị các bệnh lý nha khoa trước khi thực hiện dán sứ để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng để giữ vệ sinh khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại tấn công, gây viêm nhiễm trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Gây tê và mài răng với kích thước đã được xác định sẵn để chuẩn bị cho công đoạn gắn răng sứ.
Bước 4: Lấy dấu hàm, chế tác răng sứ với kiểu dáng, kích thước, màu sắc, kích cỡ… phù hợp với đặc trưng răng của từng người.
Bước 5: Gắn răng sứ lên trên mão răng thật và cố định vĩnh viễn bằng keo dán nha khoa chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh lại răng miệng một lần nữa để kết thúc quá trình dán sứ.
Bước 6: Tư vấn mọi người cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng hằng ngày, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm soát chất lượng, tuổi thọ của mặt dán sứ.
Dán sứ veneer với rất nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành một trong những phương pháp phục hình nha khoa thường được lựa chọn hiện nay. Bạn có nhu cầu dán răng sứ hãy liên hệ tới các cơ sở nha khoa có uy tín để được bác sĩ chuyên môn cao tư vấn và thực hiện.